Ngành bia năm 2020 chịu khó khăn kép do tác động của đại dịch Covid-19 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Dự báo, đến năm 2022, ngành bia hồi phục trở lại như thời điểm trước đại dịch Covid-19.
Theo SSI Research, trong số các ngành hàng tiêu dùng nhanh, nhu cầu bia bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 trong giai đoạn từ tháng 1-9/2020, tương ứng giảm 3,6% so với cùng kỳ trong quý 1/2020, giảm 22,9% so với cùng kỳ quý 2/2020, giảm 11,9% so với cùng kỳ quý 3/2020.
Hãng nghiên cứu thị trường Nielsen cho biết, tổng tiêu thụ hàng FMCG giảm tới 7,5% YoY trong 9 tháng đầu năm ngoái. Dữ liệu của Nielsen phản ánh mức tiêu thụ bia thực tế, trong khi doanh thu của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SAB) và các nhà máy bia khác dựa trên số liệu thống kê bán hàng đến các nhà phân phối.
Quý 2/2020 được xem là quý tệ nhất của ngành bia do giãn cách xã hội trên toàn quốc, các cơ sở dịch vụ đồ uống được xếp vào nhóm "dịch vụ không thiết yếu" phải đóng cửa trong thời gian dài hơn các ngành kinh doanh khác (giữa tháng 3-6). Yêu cầu đóng cửa các cơ sở dịch vụ đồ uống vẫn áp dụng tại những khu vực có nguy cơ cao vào thời gian sau đó.
Trong khi đó, doanh thu của SAB trong quý 1/2020 được xem là quý tệ nhất về doanh thu và lợi nhuận, nguyên nhân do công ty không đẩy mạnh hàng hóa vào kênh bán hàng trong quý 1 này.
Tuy nhiên, nhu cầu với ngành bia đã bắt đầu phục hồi từ tháng 6/2020. Theo Tổng cục Thống kê (GSO), sản lượng sản xuất bia hàng tháng giảm nhẹ hơn so với mức giảm trong tháng 3 đến tháng 5 và có dấu hiệu phục hồi. Điều này cũng cho thấy chu kỳ tăng và giảm tồn kho của các nhà sản xuất bia hiện có khả năng trở lại mức bình thường. Tuy nhiên, tổng sản lượng sản xuất của cả năm 2020 chỉ đạt 4,4 tỷ lít, tương ứng giảm 13,9% so với cùng kỳ năm 2019.
Khó khăn là vậy, thế nhưng ngành bia vẫn tiếp tục cạnh tranh gay gắt. Bất chấp đại dịch Covid-19, các thương hiệu bia vẫn tìm “điểm sáng” vào năm 2020 bằng cách tung ra một số sản phẩm mới. Heineken giới thiệu Heineken 0.0 tại thị trường Việt Nam, như một phản ứng nhanh đối với Nghị định 100.
Các công ty bia đã đẩy mạnh sự hiện diện ở tất cả các phân khúc: SAB xuất hiện ở phân khúc cận cao cấp với Saigon Chill (vào tháng 10/2020) và Lạc Việt (phân khúc tiết kiệm, vào tháng 6), trong khi Đại Việt được Heineken giới thiệu vào tháng 4 để cạnh tranh ở phân khúc giá rẻ hơn.
Theo Euromonitor, hai công ty lớn nhất là Sabeco và Heineken tiếp tục giành thêm thị phần trong những năm gần đây, trong đó Heineken dường như gia tăng.
Ngành bia hồi phục vào năm 2022
Đánh giá về triển vọng ngành bia năm 2021, theo SSI Research, bia cũng là một trong những ngành rất nhạy cảm với dịch bệnh Covid-19.
Kênh phân phối tiêu dùng tại chỗ trong năm 2019 chiếm khoảng 70% tổng lượng bia tiêu thụ tại Việt Nam (theo Euromonitor). Vào năm 2020, kênh này bị ảnh hưởng nghiêm trọng do giãn cách xã hội.
"Đà phục hồi sẽ tiếp tục nhưng nhu cầu dự báo sẽ chỉ trở lại mức trước Covid-19 vào năm 2022 mà không phải năm 2021", báo cáo của SSI Research cho hay.
Việt Nam đã xử lý rất tốt các đợt bùng phát dịch Covid-19, tuy nhiên theo SSI Research, ngành bia vẫn cần nhiều thời gian hơn để hồi phục về mức trước Covid-19. Xu hướng khách ghé thăm nhà hàng, quán cà phê, trung tâm mua sắm, bảo tàng, công viên giải trí,… vẫn còn yếu, giảm 10% so với mức cơ sở (theo báo cáo tháng 12/2020 của Google).
Tình trạn thiếu vắng khách quốc tế cũng khiến lượng tiêu thụ bia giảm. Thống kê của GSO cũng cho biết, chi tiêu của khách du lịch nước ngoài chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ năm 2019.
Ngoài ra, ảnh hưởng của Nghị định 100 (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt) khiến người tiêu dùng Việt Nam ngày càng điều chỉnh thói quen uống rượu, đặc biệt là ở các thành phố lớn - nơi tài xế thường xuyên được kiểm tra nồng độ khí thở.
Theo SSI Research, phát triển sản phẩm vẫn là yếu tố cạnh tranh quyết định, bởi người tiêu dùng luôn muốn thử các sản phẩm mới mà đặc biệt là người trẻ, nên việc ra mắt sản phẩm mới thành công sẽ giúp các nhà sản xuất bia đạt mức tăng trưởng cao hơn toàn ngành. Dù vậy, rủi ro với ngành này là giá nguyên liệu tăng và tiêu thụ bia giảm nếu dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn trong năm 2021 này.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, không dừng hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải kiểm soát chặt chẽ việc bảo đảm an toàn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân nhân của tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra và đôn đốc các cơ sở lao động trên địa bàn quản lý nghiêm túc thực hiện Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 về việc ban hành “Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động”.
Đặc biệt chỉ đạo công tác tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Yêu cầu người sử dụng lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thưởng xuyên kiểm tra và nhắc nhở người lao động thực hiện nghiêm yêu cầu “5K” trong phòng, chống dịch (đeo khẩu trang, khai khuẩn, không tập trung đông người, giữ khoảng cách khi tiếp xúc, khai bảo y tế.
Yêu cầu người lao động cài đặt ứng dụng truy vết Bluezone và thường xuyên bật Blutooth để ứng dụng hoạt động hiệu quả, nhằm cảnh báo sớm nguy cơ tiếp xúc với người nhiễm, người nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 để giúp cơ quan chức năng phát hiện, truy vết nhanh những người có khả năng bị lây nhiễm. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc để nghị phản ánh về Bộ Y tế (Cục Quản lý Môi trường y tế).
Tính đến 18h ngày 23/02: Việt Nam có tổng cộng 1502 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 809 ca.
Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 107.685 người. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện: 596; cách ly tập trung tại cơ sở khác: 12.628; cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 94.461.