Hồ chứa nước Ia Rtô chậm tiến độ, nguy cơ vỡ đập cao

Thứ sáu, 05/03/2021 | 19:52 Theo dõi CFĐT trên

Dự án hồ chứa nước Ia Rtô nằm trên địa bàn xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai hiện đang chậm tiến độ hơn 6 tháng so với dự tính dẫn đến nguy cơ vỡ đập cao.

Dự án hồ chứa nước Ia Rtô nằm trên địa bàn xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai hiện đang chậm tiến độ hơn 6 tháng so với dự tính dẫn đến nguy cơ vỡ đập cao.
Dự án hồ chứa nước Ia Rtô nằm trên địa bàn xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai hiện đang chậm tiến độ hơn 6 tháng so với dự tính dẫn đến nguy cơ vỡ đập cao. Ảnh: Cafebiz

Nhiều vướng mắc tồn đọng chưa được tháo gỡ đang đẩy công trình hồ chứa nước này có nguy cơ tiếp tục chậm và đội vốn. Đặc biệt, nếu như các bên liên quan không thể sớm tháo gỡ vướng mắc, hoàn thành hạng mục thân đập, công trình trên sẽ không thể vượt được lũ trong mùa mưa sắp tới. Nguy cơ vỡ đập hiện đang được đơn vị thi công cảnh báo ở mức cao.

Trước việc Dự án thủy lợi hồ chứa nước Ia Rtô xuất hiện nhiều sai phạm của chủ đầu tư, các đơn vị tham gia, khiến tiến độ thi công chậm nhiều tháng, Chỉ huy trưởng công trình Dự án thuỷ lợi hồ chứa Ia Rtô, ông Bùi Đức Mừng cho biết, công trình này sẽ khó vượt qua được mùa mưa lũ tới từ khoảng tháng 8/2021, nguy cơ vỡ thân đập chính rất cao. Ông Mừng cho rằng, vướng mắc đầu tiên của dự án này là do thay đổi phương án thi công, từ đó phát sinh chi phí. Không chỉ vậy, hiện dự án đang thiếu đất đắp (bởi khi thi công mới phát hiện mỏ đất đắp không đảm bảo chất lượng).

Trong khi đó, Giám đốc Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh Gia Lai, ông Phạm Xuân Điệp cho biết, UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị gấp rút đẩy nhanh tiến độ thi công, tháo gỡ những khó khăn trước mắt, đặc biệt là việc thiếu đất đắp từ phía chủ đầu tư nhằm đảm bảo tiến độ.

Trước đó, từ đầu năm 2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai đã có văn bản đưa ra những giải pháp nhằm xử lý những vướng mắc tại dự án thuỷ lợi hồ chứa nước Ia Rtô với tổng mức đầu tư lên đến 200 tỷ đồng. Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai đã nêu rõ, theo đúng như thiết kế được phê duyệt, biện pháp dùng để xử lý thấm nền đập là đắp tường hào chống thấm Bentonai.

Tuy nhiên, bên cạnh biện pháp xử lý bằng tường hào Bentonai, chủ đầu tư còn cần phải tổ chức thực hiện biện pháp khoan phụt vữa. Việc xử lý nền bằng biện pháp khoan phụt vữa là công việc phát sinh, qua đó làm tăng giá trị hợp đồng thêm 8,3 tỷ đồng.

Tuy nhiên, biện pháp này do chủ đầu tư tự ý thực hiện trong khi người quyết định đầu tư vẫn chưa chính thức cho phép. Ngoài việc chủ đầu tư tổ chức thực hiện thay đổi biện pháp thi công, tại hạng mục đập của hồ chứa đang thiếu khoảng 240.000m3 đất đắp đối với thượng, hạ lưu đập cũng như lõi chống thấm. Kinh phí tăng thêm cho quá trình đền bù, giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn… được đề nghị bổ sung khoảng hơn 8,1 tỷ đồng.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu đất bồi đắp là do thiết kế bãi vật liệu để khai thác đắp đập không đủ trữ lượng, cùng với việc đất đắp khối chống thấm thiết kế khai thác ở bãi khai thác không phù hợp về cự ly theo đúng quy định pháp luật.

Hoàng Hiệp
Kinh doanh thua lỗ, Apax Holdings vẫn đổ 475 tỷ đồng vào bất động sản

Kinh doanh thua lỗ, Apax Holdings vẫn đổ 475 tỷ đồng vào bất động sản

Theo báo cáo tài chính quý 4/2020, Công ty Cổ phần Đầu tư Apax Holdings (mã IBC) có ghi nhận khoản phải thu đối tượng khác lên đến 475 tỷ đồng, tương đương với gần 15% tổng tài sản tuy nhiên không có thuyết minh cụ thể.
Cafe Khởi nghiệp