Một “Hiệp định khí hậu tiền ảo” mới được công bố nhằm mục đích xóa bỏ những ảnh hưởng đến khí hậu của việc khai thác tiền ảo.
Một “Hiệp định khí hậu tiền ảo” mới được công bố nhằm mục đích xóa bỏ những ảnh hưởng đến khí hậu của việc khai thác tiền ảo.
Đây là điều đáng được lưu tâm khi xét đến lượng năng lượng khổng lồ mà các loại tiền ảo phổ biến như Bitcoin và Ethereum tiêu thụ. Các mục tiêu lỏng lẻo được đặt ra trong kế hoạch cho đến nay phải đối mặt với những thách thức tiềm tàng không thể vượt qua.
“Hiệp định khí hậu tiền ảo” hiện được dẫn dắt bởi những doanh nghiệp tư nhân mà không phải chính phủ và đã vạch ra một số mục tiêu sơ bộ. Hiệp định sẽ tìm cách chuyển đổi tất cả các "mỏ khai thác tiền ảo" sang sử dụng năng lượng tái tạo vào năm 2030 hoặc sớm hơn.
Việc đặt ra mục tiêu năm 2040 cho ngành công nghiệp tiền ảo là đạt mức phát thải "ròng bằng 0", điều này sẽ liên quan đến việc giảm ô nhiễm và chuyển sang các chiến lược có thể "hút" lượng khí thải carbon dioxide của ngành ra khỏi bầu khí quyển.
Cuối cùng và có lẽ là thực tế nhất, nó nhằm mục đích phát triển một tiêu chuẩn kế toán nguồn mở có thể được sử dụng để đo lường nhất quán lượng phát thải do ngành công nghiệp tiền ảo tạo ra.
Nếu "Hiệp định khí hậu tiền ảo" đạt được thành công, những mục tiêu đó sẽ giải quyết một vấn đề rất thực tế. Riêng Bitcoin có lượng khí thải carbon hàng năm tương đương với cả thành phố Hồng Kông, trong khi lượng khí thải carbon hàng năm của Ethereum là "đối thủ" của Lithuania.
Tình trạng ô nhiễm khí hậu đang gia tăng ngay cả khi nghiên cứu của các nhà khoa học cảnh báo rằng lượng khí thải toàn cầu cần được cắt giảm trong nửa thập kỷ này để tránh những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu.
Thỏa thuận này được sự hỗ trợ từ một số tên tuổi có ảnh hưởng trong giải quyết ô nhiễm khí hậu và ngành công nghiệp tiền ảo - bao gồm công ty tiền ảo Ripple, tập đoàn công nghệ blockchain Consensys, nhà "thập tự chinh" về khí hậu - tỷ phú Tom Steyer.
Trong khi giải quyết thiệt hại môi trường do ngành công nghiệp tiền ảo gây ra có thể là một nhiệm vụ to lớn, các nhà phê bình cho rằng các mục tiêu của giới kỹ thuật số không có khả năng dẫn đến những thay đổi có ý nghĩa.
Nhà kinh tế học Alex de Vries nói: “Có một số điều là không thể sửa chữa được".