Các doanh nghiệp bị tác động thế nào khi Việt Nam 'dính' mác thao túng tiền tệ từ Mỹ?

Thứ bảy, 26/12/2020 | 17:48 Theo dõi CFĐT trên

Bộ Tài Chính Mỹ đã đưa ra cáo buộc rằng Việt Nam đã có những hành động can thiệp vào tỉ giá hối đoái nhằm mang lại lợi ích về mặt thương mại, qua đó đưa Việt Nam vào danh sách các nước "thao túng tiền tệ" hồi giữa tháng 12 vừa qua.

thao-tung-tien-te-viet-nam
Các doanh nghiệp liệu sẽ phải đối mặt với những khó khăn gì khi Việt Nam bị gắn mác thao túng tiền tệ

Trước đó, Bộ Tài chính Mỹ đã phát ra thông báo nhận định rằng tiền đồng của Việt Nam đã bị định giá thấp hơn khoảng 4,9% so với giá trị thực tế hồi năm 2019. Theo báo cáo sau đó vào tháng 12, Bộ Tài Chính Mỹ đã chính thức đưa ra cáo buộc thao túng tiền tệ đối với Việt Nam.

Về mặt thực chất, chiêu bài "thao túng tiền tệ" mà Mỹ áp đặt lên các đối tác thương mại giống như một công cụ mang lại lợi thế trên bàn đàm phán thương mại song phương về những rào cản thuế quan và phi thuế quan nhiều hơn là kết quả điều tra về một hành vi gian lận thương mại. Các yếu tố được đánh giá ở trong bản báo cáo chỉ mang tính chất tương đối. Và quyết định một quốc gia có thao túng tiền tệ hay không hoàn toàn mang tính chất chủ quan từ phía Mỹ. Tất nhiên, những nước bị gán mác "thao túng tiền tệ" sẽ gặp những ảnh hưởng không nhỏ khi có các hoạt động thương mại với nước này. 

Các doanh nghiệp Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng như thế nào?

Trong Luật Cạnh tranh và Thương mại quốc tế Omnibus năm 1988, một "quốc gia thao túng tiền tệ" là khái niệm mà Mỹ tạo ra và chỉ có duy nhất quốc gia này thể chế hóa nó trong luật. Theo đó, Tổng thống Mỹ có thể gắn mác "thao túng tiền tệ" cho một quốc gia và có quyền đẩy nhanh tiến trình đàm phán, qua đó trực tiếp yêu cầu quốc gia bị gắn mác "thao túng tiền tệ" điều chỉnh các chính sách theo hướng có lợi với phía Mỹ hoặc thông qua Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). 

Khi Việt Nam bị phía Mỹ gắn mác "thao túng tiền tệ", tương đương với việc Mỹ cho rằng các chính sách thương mại hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ đang gây thiệt hại đến nền kinh tế của Mỹ. Phía Mỹ sẽ lấy đó làm lợi thế trên bàn đàm phán và yêu cầu Việt Nam phải điều chỉnh chính sách nhằm loại bỏ lợi thế không công bằng của hàng hoá do chính sách can thiệp tiền tệ tạo ra. 

Bên cạnh việc yêu cầu Việt Nam điều chỉnh chính sách trên bàn đàm phán, chính quyền Tổng thống Trump trước đó luôn ưa thích việc áp thuế nhập khẩu từng phạt. Tiền lệ chính là Trung Quốc, nền kinh tế có sự tương đồng ở nhiều khía cạnh với Việt Nam. Trước đó, chính quyền Trung Quốc cũng từng bị gắn mác "thao túng tiền tệ" nhiều lần và bị áp thuế nhập khẩu trừng phạt lên đến 25% áp dụng với bất kì ngành hàng nào.

Trước thời Tổng thống Trump, Mỹ cũng đã ban hành đạo luật Luật Xúc tiến và Thực thi Thương mại vào năm 2015 nhằm mở rộng các biện pháp trừng phạt lên các quốc gia bị gán mác "thao túng tiền tệ" bao gồm các rào cản kinh tế và thuế quan. 

Không cần quá lo lắng trước các cáo buộc của Mỹ

Theo nhiều chuyên gia, khẳ năng Việt Nam bị quy kết là thao túng tiền tệ và phải chịu các trừng phạt thương mại đến từ phía Mỹ là không cao. Việc Bộ Tài chính Mỹ đưa ra các cáo buộc Việt Nam là nước thao túng tiền tệ mới chỉ là những nhận định ban đầu. Chính quyền của quốc gia này vẫn cần phải cân nhắc nhiều yếu tố trước khi đưa ra phán quyết cuối cùng.

vu-thanh-tu-anh
vu-thanh-tu-anh
"Theo quy trình, hai bên có 1 năm để tiến hành trao đổi, thương lượng giải quyết vấn đề", ông Tự Anh nói. Do vậy, bước tiếp theo sẽ là giai đoạn Việt Nam và Mỹ đàm phán giải quyết các vấn đề."

Ông Vũ Thành Tự Anh

Về mặt lý luận, báo cáo kinh tế mà Bộ Tài Chính Mỹ đưa ra không phải là một căn cứ vững chắc để quy kết cho một quốc gia nào đó là có "thao túng tiền tệ" hay không. Hơn nữa, cáo buộc về "thao túng tiền tệ" là một trong số các công cụ pháp lý của Mỹ bị các chuyên gia đánh giá là lạc hậu trong việc xử lý các tranh chấp thương mại. Trước thời ông Trump, công cụ pháp lý này chưa từng được sử dụng làm lợi thế thương mại đối với Mỹ. Nên nhớ trước Việt Nam, Mỹ đã phải gỡ bỏ mác "thao túng tiền tệ"  khỏi Trung Quốc sau thời gian dài bế tắc trên bàn đàm phán.

Theo ông Vũ Thành Tự Anh, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý Fulbright, các cáo buộc của Bộ Tài chính Mỹ chỉ là một sự khởi đầu cho tiến trình đàm phán giữa hai bên. Ông cũng cho rằng, ngay cả khi Việt Nam bị định danh thao túng tiền tệ, Mỹ cũng không thể ngay lập tức áp đặt lệnh trừng phạt. 

Dan
Cafe Khởi nghiệp