Đại biểu Nguyễn Thị Phú Hà đề nghị Kiểm toán nhà nước “có chính kiến rõ ràng để kịp thời điều chỉnh các khoản sai phạm, vi phạm trong thu, chi ngân sách nhà nước, tránh đưa vào kết luận, kiến nghị, sau đó lại chậm được thực hiện, gây thất thu, lãng phí nguồn lực…
Cho ý kiến tại phiên họp chiều 2/6, đại biểu Nguyễn Thị Phú Hà (đoàn Hòa Bình) nhấn mạnh, thất thoát, lãng phí vẫn còn diễn ra trong tất cả các ngành, lĩnh vực.
Trong khi đó, kỷ luật, kỷ cương, quản lý, sử dụng tài chính, quản lý ngân sách nhà nước không nghiêm dẫn đến còn nhiều thất thoát, lãng phí trong quản lý, sử dụng các nguồn vốn này.
Cụ thể, Đại biểu Nguyễn Thị Phú Hà cho biết, báo cáo kiểm toán, quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020 và báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước được tổng hợp từ 234 báo cáo kiểm toán và từ 177 kiểm toán đối với niên độ ngân sách nhà nước năm 2020 cho thấy có rất nhiều tồn tại, hạn chế, vi phạm trong công tác lập, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước.
Dù vậy, theo Đại biểu, vẫn còn nhiều vi phạm Kiểm toán Nhà nước chỉ nêu chung chung, chỉ kiểm điểm, rút kinh nghiệm, trách nhiệm, không yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương xử lý, điều chỉnh ngay và không rõ có phải điều chỉnh quyết toán ngân sách nhà nước tại các Bộ, ngành, địa phương không, dẫn đến nhiều sai phạm, vi phạm kéo dài nhiều năm và nhiều trường hợp các cấp có thẩm quyền phê chuẩn các nội dung không đúng quy định cũng gây thất thoát, lãng phí.
Để khắc phục các tồn tại, hạn chế này, đại biểu Nguyễn Thị Phú Hà đề nghị Kiểm toán Nhà nước cần có chính kiến rõ ràng trong việc xử lý các khoản thu, chi ngân sách nhà nước không đúng quy định để các bộ, ngành, địa phương kịp thời điều chỉnh các khoản sai phạm, vi phạm, tránh đưa vào kết luận, kiến nghị, sau đó lại chậm được thực hiện, gây thất thu, lãng phí nguồn lực.
Ngoài ra, theo Đại biểu Nguyễn Thị Phú Hà, trong mấy năm gần đây có tình trạng số chi chuyển nguồn năm sau tăng cao hơn năm trước, quy mô ngày càng lớn. Đại biểu Nguyễn Thị Phú Hà đề nghị Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước cần tiếp tục rà soát toàn bộ số chuyển nguồn này, trong đó kịp thời thu hồi các khoản chuyển nguồn tạm ứng không đúng quy định.
Bên cạnh đó, Đại biểu tỉnh Hòa Bình cũng chỉ ra, việc xử lý các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với các trường hợp vi phạm kéo dài 2-3 năm, thậm chí nhiều năm sau khi đã kết thúc niên độ ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước chưa được xử lý dứt điểm cũng gây thất thu, lãng phí nguồn lực, cần có giải pháp khắc phục.
Chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp kiểm toán
Mới đây, Bộ Tài chính đã có công văn chấn chỉnh hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán với nhiều nội dung quan trọng, trong đó yêu cầu, trong quá trình kiểm toán, nếu phát hiện đơn vị được kiểm toán là các doanh nghiệp niêm yết, công ty đại chúng và các đơn vị có lợi ích công chúng khác không tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan đến lập và trình bày báo cáo tài chính được kiểm toán thì phải thông báo bằng văn bản và kiến nghị đơn vị được kiểm toán có biện pháp ngăn ngừa, sửa chữa và xử lý sai phạm.
Trường hợp đơn vị được kiểm toán không sửa chữa và xử lý sai phạm thì phải ghi ý kiến vào báo cáo kiểm toán hoặc thư quản lý theo quy định của chuẩn mực kiểm toán. Sau khi phát hành báo cáo kiểm toán, nếu nghi ngờ hoặc phát hiện đơn vị được kiểm toán có những sai phạm trọng yếu do không tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan đến báo cáo tài chính đã được kiểm toán, thì phải thông báo bằng văn bản cho đơn vị được kiểm toán và người thứ ba theo quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền chấp thuận là Ủy ban Chứng khoán nhà nước (đối với khách hàng là đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán) và Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán (đối với khách hàng là đơn vị có lợi ích công chúng khác) và cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định pháp luật.
Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán thực hiện đầy đủ và kịp thời việc phát hành thư quản lý để thông báo cho đơn vị được kiểm toán là các đơn vị có lợi ích công chúng về những nội dung quan trọng phát hiện trong quá trình kiểm toán; thực hiện nghiêm chỉnh việc ký kết hợp đồng khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng; quản lý chặt chẽ thời gian làm việc của kiểm toán viên hành nghề, kịp thời báo cáo tình hình tăng, giảm hoặc thay đổi kiểm toán viên hành nghề với Bộ Tài chính theo quy định.
Thực hiện ký hợp đồng lao động theo đúng quy định để tránh các trường hợp gian lận trong đăng ký hành nghề, đồng thời thực hiện đúng chế độ BHXH cho nhân viên, đặc biệt là kiểm toán viên hành nghề.
Các doanh nghiệp kiểm toán chấp hành đúng thời hạn nộp các loại báo cáo theo quy định, nội dung báo cáo phải đúng thực tế và đầy đủ theo yêu cầu quy định của pháp luật. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện các dịch vụ, lưu trữ hồ sơ, tài liệu để kiểm soát nghiêm ngặt hồ sơ, tài liệu thuộc trách nhiệm của đơn vị.
Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố một danh sách trừng phạt mới gồm 71 thực thể pháp lý đến từ Nga và Belarus, trong đó có các hãng sản xuất máy bay và đóng tàu.
Tính đến tháng 5/2022, tỷ lệ sử dụng IPv6 trên Internet Việt Nam hiện đạt 50% (tăng 3% so với 2021), cao gấp 1,7 lần trung bình toàn cầu và gấp 2,3 lần trung bình khối ASEAN với hơn 54 triệu thuê bao FTTH, mobile hoạt động tốt với IPv6.
Đồng USD đã đạt mức cao nhất trong ba tuần qua khi so sánh với đồng Yên vào đầu phiên giao dịch hôm nay (ngày 2/6) và đang giữ vững so với các đồng tiền lớn khác.
Cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 5 ước nhập siêu khoảng 1,73 tỷ USD. Tuy nhiên, tính chung 5 tháng đầu năm 2022, cán cân thương mại của cả nước tiếp tục duy trì trạng thái tích cực, ước xuất siêu khoảng 0,8 tỷ USD.
Lạm phát tại Mỹ đang ở mức rất cao nhưng một số chuyên gia đầu tư và nhà kinh tế vẫn giữ vững lập trường về một bối cảnh lạm phát sẽ không tồi tệ như những năm 1970.
Tọa lạc tại một không gian hoàn toàn mới, cửa hàng có không gian kép đã làm mới sự hiện diện tại thành phố năng động này. Đây là cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng phong cách thiết kế nội thất mới nhất của Cartier…
Ngày 7/10, Quỹ từ thiện Next-G cùng Nhóm thiện nguyện Từ Tâm và các nhà hảo tâm phối hợp với Đồn Biên phòng Chiềng Sơn tổ chức chương trình “Thắp sáng đường biên” và “Phiên chợ 0 đồng” tại xã Tân Xuân, Vân Hồ, Sơn La.
Ngày 9/10, Quỹ từ thiện Next-G và Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tới thăm hỏi và chia sẻ cùng 10 hộ gia đình là nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini thảm khốc khiến 56 người chết tại Khương Hạ, Hà Nội đêm ngày 12/9.
Ngày 23/9, Quỹ Next-G phối hợp cùng Hội Chữ Thập Đỏ Quận Hoàn Kiếm, Hội Chữ Thập Đỏ Phường Hàng Trống và Hàng Bạc đã tổ chức chuyến từ thiện, tặng quà cho Nhà văn hóa, UBND xã Kim Lũ, Trường Mẫu Giáo và những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Kim Lũ.