Việt Nam dỡ bỏ hạn chế, mở lại toàn bộ các đường bay quốc tế từ 15/2

Chủ nhật, 13/02/2022 | 18:16 Theo dõi CFĐT trên

Trao đổi với Báo Người Lao Động ngày 13/2, ông Đinh Việt Sơn, Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, cho biết Cục Hàng không đã thông báo cho nhà chức trách hàng không các nước, vùng lãnh thổ từ ngày 15/2 Việt Nam dỡ bỏ hạn chế về tần suất khai thác với các chuyến bay quốc tế, trở lại bình thường như trước khi xảy ra đại dịch COVID-19.

"Việc dỡ bỏ hạn chế tần suất khai thác thực hiện với toàn bộ các thị trường đã khai thác trước khi có dịch COVID-19 chứ không chỉ với các thị trường đã khai thác thí điểm thời gian qua. Thủ tướng yêu cầu chậm nhất trước ngày 30/3 phải mở lại du lịch quốc tế, mà muốn mở lại du lịch quốc tế thì hàng không phải đi trước một bước. Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã chỉ đạo Cục triển khai mở lại tất cả các thị trường trước đây đã khai thác, bình thường như trước khi có dịch. Như vậy, toàn bộ các thị trường sẽ mở lại, không còn hạn chế về tần suất bay và điểm bay".

"Chiều 11/2, Cục Hàng không đã có văn bản đề nghị Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam phát hành thông báo hàng không chính thức đến tất cả các nhà chức trách hàng không liên quan về việc từ 15/2, Việt Nam sẽ mở lại các đường bay quốc tế thường lệ bình thường như trước dịch. Tất nhiên, bay được như thế nào còn phụ thuộc vào phản hồi của nhà chức trách hàng không các nước, các vùng lãnh thổ. Ví dụ, Trung Quốc hiện nay vẫn chưa đồng ý với phương án bay lại thường lệ" - ông Sơn cho biết.

Cũng theo Phó cục trưởng Cục Hàng không, hiện Cục đang chờ phản hồi từ các nhà chức trách hàng không. Tuy nhiên, theo như liên hệ từ trước đó với 9 thị trường thí điểm, thị trường châu Âu, châu Úc thì trừ nhà chức trách hàng không Trung Quốc, còn lại Cục đều nhận được sự đồng thuận. Ngoài ra, do diễn biến của biến chủng Omicron nên hiện các nước Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn hạn chế đối tượng nhập cảnh trên các chuyến bay từ Việt Nam đến để phòng chống dịch.

Như vậy, từ ngày 15/2, sẽ không hạn chế tần suất khai thác các chuyến bay quốc tế chở khách thường lệ vào Việt Nam. Quy định về nhập cảnh, phòng chống dịch với hành khách vào Việt Nam vẫn thực hiện theo các hướng dẫn của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế. Từ Việt Nam được bay sang các nước bao nhiêu chuyến thực hiện theo quy định của từng nước.

Trước đó, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng kế hoạch nối lại bay quốc tế, đề xuất nối lại bay quốc tế thường lệ từ năm 2022. Chính phủ đã đồng ý Kế hoạch khôi phục các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách với các địa bàn có hệ số an toàn cao. Thời gian thí điểm bắt đầu từ ngày 1/1/2022, tần suất khai thác vẫn hạn chế theo yêu cầu phòng chống dịch.

Ngày 25/12, Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xem xét kỹ và chủ động quyết định việc nối lại đường bay thương mại quốc tế thường lệ tới các địa bàn có hệ số an toàn cao.

Sau đó, ngày 11/2, Bộ GTVT đã giao Cục Hàng không tổ chức trao đổi với nhà chức trách hàng không các nước đối tác để quyết định nối lại các chuyến bay quốc tế chở khách thường lệ với các thị trường đã có đường bay trực tiếp đến Việt Nam thời điểm trước dịch COVID-19, ngoài các thị trường đã được triển khai trong tháng 1.

Từ 1/1/2022, Việt Nam đã khai thác các chuyến bay thường lệ chở khách từ các thị trường gồm Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Úc, Nga, Anh, Pháp, Đức. Tuy nhiên, do yêu cầu của nhà chức trách hàng không các nước, vùng lãnh thổ và nhu cầu khách, tần suất các đường bay này còn thấp hơn khi chưa xảy ra dịch COVID-19.

https://nld.com.vn/thoi-su/nong-viet-nam-do-bo-han-che-mo-lai-toan-bo-cac-duong-bay-quoc-te-tu-15-2-20220213170414112.htm

(NLĐ)
Theo VnMedia.vn Copy
Điều nguy hiểm đến gần, giá dầu tăng mạnh lên 95 USD/thùng

Điều nguy hiểm đến gần, giá dầu tăng mạnh lên 95 USD/thùng

Giá dầu thế giới đã leo lên mức cao nhất 7 năm, ở mốc 95 USD/thùng, do lo ngại Nga tấn công Ukraina khiến nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt.
Lạng Sơn tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả tươi xuất khẩu

Lạng Sơn tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả tươi xuất khẩu

Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn thông báo tạm thời dừng tiếp nhận phương tiện chở mặt hàng hoa quả tươi lên cửa khẩu đường bộ của tỉnh Lạng Sơn để xuất khẩu sang Trung Quốc. Thời gian thực hiện từ ngày 16/2 cho đến hết ngày 25/2.
Liền kề Tết, thị trường Valentine 2022 có kém sôi động?

Liền kề Tết, thị trường Valentine 2022 có kém sôi động?

Diễn ra ngay sau Tết Nguyên Đán, thị trường quà tặng Valentine 14/2 được chuyển phát nhanh J&T Express dự đoán kém sôi động hơn so với năm 2021.
Được phép chỉ định thầu các gói thầu thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam

Được phép chỉ định thầu các gói thầu thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam

Bộ trưởng Bộ GTVT và người có thẩm quyền được áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn liên quan đến Dự án; phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, đền bù, GPMB và tái định cư; Thủ tướng quyết định chỉ định thầu với gói thầu xây lắp các dự án thành phần…
Không khí lạnh tăng cường gây mưa to toàn khu vực Bắc Bộ

Không khí lạnh tăng cường gây mưa to toàn khu vực Bắc Bộ

Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với hội tụ gió trên cao nên ngày hôm nay (12/02), ở khu vực vùng núi Bắc Bộ có mưa, mưa rào. Từ đêm đến ngày mai, mưa dông mở rộng trên toàn khu vực Bắc Bộ, cục bộ có mưa vừa, mưa to…
Công ty chip lớn nhất Trung Quốc đạt doanh thu kỷ lục

Công ty chip lớn nhất Trung Quốc đạt doanh thu kỷ lục

Nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc Semiconductor Manufacturing International Corporation (SMIC) đạt doanh thu và lợi nhuận tăng đột biến trong năm 2021, khi cả thế giới thiếu chip và nhu cầu mua loại mặt hàng này tăng mạnh.
Công ty chip lớn nhất Trung Quốc đạt doanh thu kỷ lục

Công ty chip lớn nhất Trung Quốc đạt doanh thu kỷ lục

Nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc Semiconductor Manufacturing International Corporation (SMIC) đạt doanh thu và lợi nhuận tăng đột biến trong năm 2021, khi cả thế giới thiếu chip và nhu cầu mua loại mặt hàng này tăng mạnh.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp