Thiếu hơn 10 vạn giáo viên: Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu giải pháp gì?

Thứ sáu, 28/10/2022 | 09:12 Theo dõi CFĐT trên

Cho biết theo tính toán, từ nay tới năm 2026 cần phải bù đắp bổ sung lên đến 107.000 giáo viên, thậm chí còn nhiều hơn. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn chỉ ra một loạt nguyên nhân và từ đó, đề xuất các giải pháp...

Cần tuyển ngay chứ không để dồn 2-3 năm mới tuyển giáo viên

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn giải trình trước Quốc hội cho biết, trong những ngày vừa qua, Bộ GD&ĐT cũng nhận được trên 200 ý kiến của cử tri gửi tới cho Bộ đều bày tỏ sự băn khoăn, lo lắng trước việc ngành thiếu giáo viên và hiện tượng giáo viên bỏ việc, chuyển việc.

“Ngành Giáo dục phối hợp với ngành Nội vụ đã tính toán và xác định số lượng giáo viên thiếu mà từ nay tới năm 2026 cần phải bù đắp bổ sung lên đến 107.000. Con số này có thể còn biến động trước tình hình giáo viên nghỉ việc chứ không đứng yên.” – Bộ trưởng nêu thực tế.

Theo người đứng đầu ngành Giáo dục, cần bù đắp số giáo viên thiếu để vừa đảm bảo duy trì hoạt động dạy và học được bình thường, và thực hiện các mục tiêu đổi mới, nâng cao chất lượng. Một trong 3 yếu tố rất quan trọng để nâng cao chất lượng, theo ông Nguyễn Kim Sơn, là nhân tố giáo viên, cơ sở vật chất và chương trình, phương pháp.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đưa ra một loạt nguyên nhân của việc thiếu giáo viên, mà theo ông, “do từ nhiều năm về trước đã không đủ, do số lượng bỏ việc, giảm biên chế, nhiều năm không tuyển, tuyển nhỏ hơn số nghỉ hưu, do thừa thiếu cục bộ khó điều tiết, thiếu do tăng dân số tự nhiên...”

Ông lấy ví dụ: Lấy mốc thời gian từ tháng 9/2015, khi bắt đầu năm học của năm 2015 thì tổng số học sinh là trên 19 triệu, nhưng đến tháng 9/2022 khi bắt đầu năm học thì số học sinh là trên 23 triệu. Trong khi đó số giáo viên vào tháng 9/2015 là có 1.156.000 giáo viên cho bậc mầm non đến phổ thông và đến thời điểm tháng 9/2022 thì có 1.227.000 giáo viên, số giáo viên thì tăng hơn 100.000, trong khi số học sinh đã tăng trên 3 triệu.

“Đây là thiếu do vấn đề tăng số học sinh do tăng dân số tự nhiên; thiếu giáo viên do biến động dân số, ở một số vùng miền dồn về các thành phố lớn và các khu công nghiệp; thiếu giáo viên do vấn đề dịch bệnh tác động đến các trường mầm non phải đóng cửa, đặc biệt là các nhóm trẻ tư thục và thiếu do nhu cầu để thực hiện phổ cập mầm non 5 tuổi; thiếu do việc tăng số buổi học từ một buổi lên hai buổi/ngày; thiếu do chuẩn về mặt tỷ lệ giáo viên/học sinh và tỷ lệ số học sinh trên lớp (Cần đảm bảo chuẩn 35 giáo viên cho tiểu học và 45 học sinh trên lớp của bậc trung học.) Chuẩn này đã được xác định từ năm 2001 và đến năm 2019 trong Điều lệ của Trường Tiểu học và Điều lệ Trường Trung học cũng đã nhắc lại.” – Người đứng đầu ngành Giáo dục chỉ rõ.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn giải trình trước Quốc hội về việc giáo viên bỏ việc, chuyển việc
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn giải trình trước Quốc hội về việc giáo viên bỏ việc, chuyển việc

Ngoài ra, theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục, thiếu giáo viên còn do một thời gian dài không tuyển và không tuyển được, nhiều nơi để thuận tiện dồn vài ba năm mới tuyển. Mặt khác, thiếu nguồn tuyển hoặc có nguồn đã được đào tạo nhưng không dự tuyển vì chọn các nghề khác. Hay thiếu giáo viên do cần phải triển khai một số môn học mới trong Chương trình Giáo dục phổ thông nhằm nâng cao năng lực của người học và phát triển các phẩm chất, kỹ năng cho người học.

“Chẳng hạn, các môn tin học, ngoại ngữ yêu cầu bắt buộc từ năm 2022, học sinh từ lớp 3 trở lên đã học 2 môn tin học và ngoại ngữ và học sinh bậc trung học bắt đầu học môn về nghệ thuật và mỹ thuật. Theo con số thống kê, chỉ riêng giáo viên cho các môn học mới nếu tính cho đến năm học 2025-2026 sẽ còn thiếu 26.228.000 giáo viên để đảm bảo cho các môn học mới.” – Bộ trưởng tiếp tục nêu thực tế.

Về mặt giải pháp, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho hay, vừa qua Bộ Chính trị, Chính phủ đã duyệt và giao cho ngành giáo dục 65.000 chỉ tiêu và sẽ chuyển dần từ nay đến 2026 và riêng năm 2022 được duyệt với chỉ tiêu 27.850.000 chỉ tiêu. Các Sở Nội vụ của các tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục ở các địa phương cũng đã bắt đầu công việc tuyển dụng giáo viên.

“Tuy nhiên, ngoài chỉ tiêu mới, các tỉnh, thành tuy thiếu chỉ tiêu nhưng vẫn đang tồn đọng trên 10.000 chỉ tiêu tồn đọng các năm cũ vẫn còn chưa tuyển được. Đề nghị các địa phương vừa tuyển cho số mới, vừa tiếp tục tuyển số cũ để có thể đáp ứng được nhu cầu.” – Bộ trưởng đề nghị.

Đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, trong số 65.000 chỉ tiêu rải rác đến năm 2026, ông mong ngành nội vụ và các ngành phối hợp với ngành giáo dục đào tạo dồn các chỉ tiêu này cho năm 2023, 2024 vì đây là các năm nhu cầu giáo viên cho các môn học mới rất lớn. Nếu đợi sau năm 2024 khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông đã xong thì việc tuyển dụng giáo viên lúc đó không còn nhiều ý nghĩa.

“Tuy nhiên, nếu dồn vào thì có một khó khăn khác là nguồn tuyển và tăng chỉ tiêu đào tạo của hệ thống sư phạm, các địa phương cần phải tuyển ngay, tránh tình trạng các địa phương để dồn 2-3 năm mới tuyển” – Bộ trưởng nói và tiếp tục đề nghị một trong các chính sách rất quan trọng, đó là việc tăng lương cho giáo viên.

“Việc này đã được Chính phủ tính toán, đây cũng sẽ là một giải pháp rất quan trọng giải quyết đời sống và tâm lý cho giáo viên để yên tâm công tác.” – ông Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.

Cần xem xét điều chỉnh ưu đãi cho giáo viên mầm non

Phân tích sâu thêm, người đứng đầu ngành Giáo dục cho biết, thiếu nhiều nhất và bỏ việc nhiều nhất chính là ở bậc giáo viên mầm non. Riêng số nghỉ việc ở giáo viên mầm non chiếm tới trên 40%.

“Đề nghị Quốc hội xem xét việc điều chỉnh phụ cấp ưu đãi cho giáo viên bậc mầm non, hiện nay đang tính là 35%, nếu tốt nhất đề nghị tăng phụ cấp ưu đãi cho nhóm giáo viên mầm non tương tự như mức phụ cấp ưu đãi so với y tế cấp cơ sở, nếu không thì cũng tối thiểu tăng từ 35% lên 70% ngang với mức ưu đãi cũ của y tế cấp cơ sở. Ngành Giáo dục và đào tạo kiến nghị và hết sức mong muốn được nâng phụ cấp ưu đãi, đặc biệt là cho đối tượng giáo viên bậc mầm non.” – Bộ trưởng nêu ý kiến.

Ông Nguyễn Kim Sơn cũng cho biết, còn một chính sách cũng rất quan trọng để có thể giảm được tỷ lệ thiếu giáo viên, đó là cân nhắc việc giảm biên chế 10%.

“Số này nên cân nhắc việc tính vào tỷ lệ số giáo viên. Các địa phương cũng đề nghị cần phải giám sát, thanh tra, kiểm tra việc tuyển dụng để đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch, tránh phát sinh tiêu cực trong việc tuyển giáo viên. Nếu như có phát sinh vấn đề tiêu cực trong tuyển dụng thì đó là điều rất đáng tiếc và có thể đó cũng là một trong những lý do khiến cho nhiều người không muốn ứng tuyển, đó cũng là một điều chúng ta phải hết sức lưu ý đề phòng.” – Bộ trưởng nhấn mạnh.

PV
Theo VnMedia.vn Copy
EU có thể phải trả giá đắt khi từ bỏ năng lượng của Nga

EU có thể phải trả giá đắt khi từ bỏ năng lượng của Nga

Theo người đứng đầu tập đoàn dầu khí Nga Rosneft - ông Igor Sechin, kế hoạch của Liên minh Châu Âu (EU) nhằm loại bỏ năng lượng của Nga có thể khiến nền kinh tế của khối này mất từ 6,5% đến 11,5% GDP và khiến 16 triệu người có nguy cơ mất việc làm.
Giang Hồng Ngọc trở lại đúng ngày sinh nhật với MV 'Hối Tiếc' mang màu sắc ma mị

Giang Hồng Ngọc trở lại đúng ngày sinh nhật với MV "Hối Tiếc" mang màu sắc ma mị

Sau khi đạt được thành công trong nhiều dòng nhạc, đánh dấu sự nghiệp với album riêng mừng 16 năm ca hát - ca sĩ có sắc vóc đẹp, giọng hát nội lực Giang Hồng Ngọc - Quán quân Nhân tố bí ẩn 2014 cũng như Á quân The Remix 2015 tiếp tục ra mắt MV “Hối Tiếc”, một sáng tác mới của nhạc sĩ Phúc Trường.
Chủ tịch Bitagco muốn mua vào 3 triệu cổ phiếu doanh nghiệp

Chủ tịch Bitagco muốn mua vào 3 triệu cổ phiếu doanh nghiệp

Chủ tịch HĐQT CTCP Nông nghiệp Bình Thuận (Bitagco, HOSE: ABS) mới đây đã tiền hành đăng ký mua vào 3 triệu cổ phiếu ABS trong bối cảnh mã cổ phiếu này đang nằm ở vùng đáy của năm.
Ngành công nghiệp xe hơi của Nga sụt giảm 77% sản lượng

Ngành công nghiệp xe hơi của Nga sụt giảm 77% sản lượng

Sự sụt giảm kỷ lục nói trên được cho là do tình trạng thiếu hụt các linh kiện công nghệ cao gây ra do các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Giá vàng thế giới hết đà tăng mạnh, vàng trong nước lùi về sát mốc 67 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới hết đà tăng mạnh, vàng trong nước lùi về sát mốc 67 triệu đồng/lượng

Chốt phiên giao dịch thị trường New York ngày 27/10, tức rạng sáng 28/10 giờ Việt Nam, giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.661 USD/ounce. Vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York ở mức 1.665 USD/ounce.
Quý III: 57 dự án nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện mở bán

Quý III: 57 dự án nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện mở bán

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, số lượng nhà ở đủ điều kiện bán trong Quý III/2022 như sau: có 57 dự án với 18.885 căn được các Sở Xây dựng có văn bản thông báo đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai (số lượng dự án bằng khoảng 71,3% so với Quý II/2022).
Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 2/2024 (từ ngày 16/2 đến ngày 29/2/2024) đạt 28,41 tỷ USD, tăng 46,7% (tương ứng tăng 9,05 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 2/2024 (từ ngày 01/2 đến ngày 15/2/2024).
Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Tọa lạc tại một không gian hoàn toàn mới, cửa hàng có không gian kép đã làm mới sự hiện diện tại thành phố năng động này. Đây là cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng phong cách thiết kế nội thất mới nhất của Cartier…
Cảnh báo giả danh cơ quan thuế lừa đảo

Cảnh báo giả danh cơ quan thuế lừa đảo

Tổng cục Thuế khẳng định không ủy quyền cho bất cứ công ty hoặc cá nhân ngoài ngành thuế nào thực hiện thu thuế hộ.
Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng, thu giữ nhiều súng đạn

Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng, thu giữ nhiều súng đạn

Sau một thời gian theo dõi và lập án đấu tranh, ngày 21/3/2024 Công an huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã phá Chuyên án 124-T, bắt giữ 2 đối tượng về hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng.
Cafe Khởi nghiệp