Thị trường dầu thế giới tuần qua đi xuống mặc dù phiên cuối tăng mạnh

Chủ nhật, 26/06/2022 | 10:37 Theo dõi CFĐT trên

Giá dầu thô thế giới phục hồi mạnh mẽ trong phiên 24/6 nhờ tình hình nguồn cung thắt chặt, nhưng lo ngại về khả năng suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng đã kéo giá “vàng đen” xuống thấp hơn trong cả tuần qua.

Phiên này, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 8/2022 tăng 3,35 USD (tương đương 3,2%) lên 107,62 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giao cùng kỳ hạn cũng tiến 3,07 USD (2,8%) lên 113,12 USD/thùng.

Tâm lý thị trường vẫn chịu tác động từ việc Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell hôm thứ Năm (23/6) cho biết ngân hàng trung ương này cam kết tập trung vào kiềm chế lạm phát “vô điều kiện.”

Điều này làm tăng thêm lo ngại về việc khả năng Fed sẽ tăng lãi suất nhiều hơn trong các cuộc họp sắp tới.

Ông John Kilduff, đối tác của công ty tư vấn đầu tư Again Capital LLC, cho biết việc Fed duy trì quan điểm tăng mạnh lãi suất sẽ làm suy yếu đà tăng giá dầu. Nhưng tâm lý thị trường đang thay đổi một chút, đặc biệt là dựa trên các số liệu kinh tế mạnh mẽ.

Một cuộc khảo sát hôm thứ Sáu cho thấy tâm lý người tiêu dùng Mỹ đã đạt mức thấp kỷ lục trong tháng Sáu ngay cả khi triển vọng lạm phát được cải thiện chút ít.

Ngoài ra, giá dầu thô được hỗ trợ từ việc gián đoạn sản xuất ở Libya, một thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) do tình hình bất ổn.

Một cơ sở lọc dầu tại thị trấn Ras Lanuf, Libya. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Một cơ sở lọc dầu tại thị trấn Ras Lanuf, Libya. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nhìn chung, thị trường dầu thế giới đã có một tuần khá biến động với các phiên tăng giảm mạnh đan xen.

Trong phiên đầu tuần 20/6, giá dầu thế giới đi lên khi các nhà giao dịch tập trung vào tình trạng thắt chặt nguồn cung.

Chốt phiên, giá dầu Brent giao dịch kỳ hạn tăng 1,01 USD (0,9%) lên 114,13 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 61 xu (0,56%) lên 110,17 USD/thùng.

Giới phân tích nhận định nguồn cung sẽ vẫn khan hiếm và tiếp tục hỗ trợ giá dầu, giúp duy trì giá dầu Brent quanh mốc 120 USD/thùng.

Giá dầu thế giới tiếp tục tăng trong phiên 21/6, với giá dầu WTI tiến 1,09 USD (1%) lên 110,65 USD/thùng. Giá dầu Brent cũng tăng 52 xu (0,5%) lên 114,65 USD/thùng. Yếu tố chính giúp nâng đỡ giá dầu trong phiên này tiếp tục là những lo ngại về tình hình nguồn cung bị thắt chặt.

Sang phiên 22/6, giá dầu quay đầu lao dốc khoảng 3% khi giới đầu tư lo ngại rằng các đợt tăng lãi suất của Fed sẽ đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái, làm giảm nhu cầu nhiên liệu.

Khép lại phiên này, giá dầu Brent giảm 2,5% xuống 111,74 USD/thùng. Giá dầu WTI để mất 3% và đóng phiên ở mức 106,19 USD/thùng.

Trong phiên 23/6, giá dầu thế giới tiếp tục giảm gần 2 USD/thùng, do những phát biểu mới từ Chủ tịch Fed Jerome Powell làm dấy lên lo ngại việc nâng lãi suất Mỹ sẽ làm chậm lại đà tăng trưởng kinh tế.

Kết thúc phiên này, giá dầu Brent giảm 1,69 USD (tương đương 1,5%) xuống 110,05 USD/thùng. Giá dầu WTI cũng mất 1,92 USD (1,8%) xuống còn 104,27 USD/thùng.

Dù ghi nhận mức phục hồi mạnh trong phiên 24/6, tính cả tuần, giá dầu WTI vẫn giảm 0,3%, trong khi giá dầu Brent gần như không thay đổi so với mức đóng cửa của tuần trước.

Chuyên gia Stephen Brennock của công ty môi giới dầu PVM cho biết, lo ngại suy thoái đã chi phối tâm lý thị trường thời gian qua. Dù vậy, nhà đầu tư vẫn nhất trí vẫn rằng nhu cầu cao và nguồn cung thắt chặt trong những tháng mùa Hè sẽ giúp “vàng đen” hạn chế được đà suy yếu.

Ông Ole Hansen, người đứng đầu chiến lược thị trường hàng hóa tại Ngân hàng Saxo cho hay giá dầu đã giảm bất chấp các dấu hiệu cho thấy thị trường dầu thô, đặc biệt là thị trường sản phẩm nhiên liệu tinh chế vẫn rất thắt chăt. Trong ngắn hạn, thị trường sẽ chứng kiến một “cuộc chiến” giữa các nhà giao dịch tập trung vào yếu tố kinh tế vĩ mô thường bán dầu như một cách chống suy thoái, với thị trường mua bán dầu vật chất nơi tình trạng thắt chặt nguồn cung vẫn hỗ trợ giá.

Sang tuần tới, thị trường sẽ dành nhiều sự chú ý cho cuộc họp giữa OPEC và các nhà sản xuất lớn ngoài khối (còn được gọi là OPEC+). Cuộc họp dự kiến được tổ chức vào ngày 30/6 để các nước xem xét tình hình thị trường và quyết định mức sản lượng dầu.

Theo giới quan sát, OPEC+ nhiều khả năng duy trì mức tăng sản lượng hàng tháng trong giai đoạn tháng Bảy và Tám như đã lên kế hoạch trước đó. Giới chuyên gia nhận định, những nhà sản xuất dầu nhỏ hơn sẽ kháng cự việc tăng thêm sản lượng vì hoạt động sản xuất của họ đã bị tối đa hóa.

Ngoài ra, Nga sẽ không muốn những nước khác chiếm thị phần của họ, còn Saudi Arabia sẽ cố gắng duy trì sự hợp tác mạnh mẽ để đối phó với nhu cầu trong tương lai.

Theo TTXVN/Vietnamplus
Theo VnMedia.vn Copy
Việt Nam nhập khẩu hàng hóa nhiều nhất từ Trung Quốc và Hàn Quốc

Việt Nam nhập khẩu hàng hóa nhiều nhất từ Trung Quốc và Hàn Quốc

Tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong 5 tháng/2022 đạt 152,86 tỷ USD, tăng 15,3%, tương ứng tăng 20,26 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021.
Liên Hợp Quốc cảnh báo về khủng hoảng lương thực chưa từng có trên thế giới

Liên Hợp Quốc cảnh báo về khủng hoảng lương thực chưa từng có trên thế giới

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi các bên cần phải tăng cường phối hợp và đưa ra các biện pháp tổng hợp, đa chiều, đồng thời nhấn mạnh việc xảy ra một nạn đói lớn trong thế kỷ 21 là điều không thể chấp nhận.
Thuế xuất khẩu ưu đãi thực hiện Hiệp định CPTPP từ 8,3%-3,6%

Thuế xuất khẩu ưu đãi thực hiện Hiệp định CPTPP từ 8,3%-3,6%

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022-2027 (Hiệp định CPTPP).
Lương tối thiểu vùng tăng từ 1/7 ảnh hưởng như thế nào đến tiền đóng BHXH?

Lương tối thiểu vùng tăng từ 1/7 ảnh hưởng như thế nào đến tiền đóng BHXH?

Việc tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022 sẽ tác động không nhỏ đến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) hằng tháng của người lao động và doanh nghiệp. Nhiều bạn đọc hỏi, từ tháng 7/2022, tiền đóng BHXH bắt buộc sẽ bị thay đổi như thế nào.
Đáy thị trường chứng khoán có thể được dự đoán bởi Bitcoin?

Đáy thị trường chứng khoán có thể được dự đoán bởi Bitcoin?

Theo Mark Mobius - người từng có hơn 30 năm kinh nghiệm tại Franklin Templeton Investments đồng thời là Co-Founder của một quỹ quản lý tài sản Mobius Capital Partners chia sẻ: “Giá đồng tiền Bitcoin giờ đây đã trở thành một chỉ báo quan trọng trong thị trường chứng khoán”.
Lần thứ 4, Gelex mua lại hàng trăm tỷ trái phiếu trước hạn

Lần thứ 4, Gelex mua lại hàng trăm tỷ trái phiếu trước hạn

CTCP Tập đoàn Gelex (HOSE: GEX) mới đây đã công bố báo cáo kết quả giao dịch mua lại trái phiếu trước hạn của doanh nghiệp.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp