Tăng học phí đại học - Áp lực đè nặng lên vai sinh viên

Thứ hai, 08/08/2022 | 09:27 Theo dõi CFĐT trên

Ngày 2/8, Đại học Luật TP HCM thông báo mức học phí đối với sinh viên nhập học năm 2022 các ngành Luật, Luật thương mại quốc tế, Quản trị kinh doanh (hệ đại trà) là 151 triệu đồng cho bốn năm. Đây là mức thấp nhất trong các ngành. Mức cao nhất là gần 766 triệu đồng, áp dụng với ngành Luật (hệ chất lượng cao, giảng dạy bằng tiếng Anh). So với khóa sinh viên nhập học năm 2021, học phí áp dụng với khóa mới tăng mạnh từ 3 đến gần 70 triệu đồng một năm.

Trong đề án tuyển sinh ban hành hôm 23/6, Học viện Báo chí và Tuyên truyền công bố học phí dự kiến với sinh viên chính quy năm 2022 là hơn 440.000 đồng/tín chỉ với hệ đại trà và hơn 1,32 triệu đồng/tín chỉ với hệ chất lượng cao. Mức này tăng lần lượt gần 60% và hơn 70% so năm 2021. 

Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch dự kiến thu mức cao nhất là 44,3 triệu đồng/năm với ngành Y khoa, Dược học, Răng Hàm Mặt. Các ngành còn lại, học phí cao nhất không quá 41 triệu đồng/năm. So với khi trường chưa tự chủ, mức thu này tăng gần ba lần.

Đây chỉ là ba trong số rất nhiều đại học tăng học phí từ năm học tới. Theo lý giải của các trường, học phí tăng bởi các đại học phải xây dựng khung mới, theo Nghị định 81/2021 của Chính phủ. Theo khung quy định, học phí tất cả khối ngành năm 2022-2023 đều tăng so với năm trước từ 300.000 đồng đến 10,2 triệu đồng/năm.

Sinh viên, phụ huynh đang phải đối mặt áp lực học phí tăng cao của các trường ĐH. Ảnh: Tiền phong
Sinh viên, phụ huynh đang phải đối mặt áp lực học phí tăng cao của các trường ĐH. Ảnh: Tiền phong

Với Nghị định mới của Chính phủ về học phí, các trường ĐH tự chủ được phép thu tối đa gấp từ 2 - 2,5 lần trường chưa tự chủ. Có điều, dù sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, phần lớn các trường đều tăng học phí kịch trần.

Tại hội nghị Tự chủ ĐH vừa qua, PGS.TS Nguyễn Ninh Thụy, Trưởng ban Ban Kế hoạch - Tài chính, ĐH Quốc gia TPHCM, phát biểu học phí là nguồn thu lớn và quan trọng nhất. Để giảm bớt gánh nặng học phí, các trường cần đẩy mạnh hoạt động để tăng nguồn thu khác nhưng việc gia tăng các nguồn thu phụ thuộc vào quy định pháp luật cũng như cần thời gian lâu dài. Vì vậy, các trường buộc phải tăng học phí, nhưng việc này cũng có những mặt trái, nổi cộm là tạo áp lực lên vai người học.

Quan niệm sai về tự chủ đẩy gánh nặng học phí cho người học

PGS Thụy dẫn nguồn số liệu Tổng cục Thống kê 2018 - 2020 cho biết, tổng chi cho giáo dục ĐH chỉ chiếm 0,2% GDP năm 2018, năm 2019 giảm còn 0,19%, năm 2020 giảm tiếp, chỉ còn 0,18%. Bộ GD&ĐT nhìn nhận, khi các cơ quan chủ quản cắt giảm kinh phí, nhiều trường đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận hành, đầu tư phát triển và giữ đội ngũ giảng viên giỏi.

Theo Bộ GD&ĐT cũng như các trường ĐH, nguyên nhân của vấn đề trên là do cách hiểu sai lầm của nhiều cơ quan có thẩm quyền về vấn đề tự chủ ĐH. Quan điểm của Bộ GD&ĐT là Nhà nước cần khẳng định việc tiếp tục đầu tư tài chính từ ngân sách, chi đầu tư từ các bộ, ngành cho lĩnh vực giáo dục ĐH mà bộ, ngành quản lý… để tự chủ không đồng nghĩa với cắt toàn bộ đầu tư nhà nước như giai đoạn thí điểm.

Mức trần học phí từ năm học 2022-2023 với trường chưa tự chủ, theo Nghị định 81/2021.
Mức trần học phí từ năm học 2022-2023 với trường chưa tự chủ, theo Nghị định 81/2021.

Khi các trường tự chủ, đầu tư từ ngân sách nhà nước sẽ giảm. Để giảm bớt gánh nặng học phí, các trường cần đẩy mạnh hoạt động để tăng nguồn thu khác nhưng việc gia tăng các nguồn thu phụ thuộc vào quy định pháp luật cũng như cần thời gian lâu dài. Vì vậy, các trường buộc phải tăng học phí.

Tại Hội nghị Tự chủ ĐH vừa qua, đại diện các trường đều cho rằng đừng xem tự chủ là trường ĐH tự lo về tài chính, hệ quả là các trường ĐH chỉ còn cách tăng thu học phí. Theo GS Trần Đức Viên, nguyên Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Việt Nam đang lấy tiêu chí “tự túc” về kinh phí chi thường xuyên và mức độ “tự lo” về chi đầu tư làm tiêu chí hàng đầu để cho phép một trường ĐH được tự chủ. Vì thế, tự chủ ĐH đồng nghĩa với việc đánh đổi giữa “hy sinh” kinh phí cấp phát để lấy quyền tự quyết về một số lĩnh vực.

TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH FPT, nhận định: “Nghịch lý tại Việt Nam hiện nay là nhấn mạnh yếu tố tự túc như điều kiện tiên quyết của tự chủ trong bối cảnh các nguồn thu khác hạn chế. Điều này sẽ dẫn đến một nền giáo dục ĐH được xây dựng chủ yếu dựa trên học phí của người học. Chưa có một nền giáo dục ĐH nào thành công theo mô hình tự túc”.

Sinh viên với gánh nặng học phí

Thực tế, việc tăng học phí giúp nhiều trường tăng doanh thu; giảng viên tăng thu nhập; cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ giảng viên, hoạt động nghiên cứu khoa học, thực hành, thực tập cho sinh viên tốt hơn, kéo theo tăng chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, nó cũng có những mặt trái, nổi cộm là tạo áp lực lên vai người học.

Minh Đức (18 tuổi, Phú Thọ) lo lắng về việc chọn ngành học ngay từ khi chưa thi tốt nghiệp THPT. Bố mẹ là công nhân, tổng thu nhập một năm khoảng 200 triệu đồng. Số tiền này vừa dùng để chi tiêu hàng tháng, nuôi hai anh em ăn học xa nhà, trả nợ ngân hàng, khiến cả nhà phải nghĩ tới chuyện học phí đầu tiên thay vì chọn trường, ngành phù hợp với lực học.

Yêu thích Đại học Bách khoa Hà Nội nhưng Đức bỏ qua ngay khi tìm hiểu, thấy học phí năm tới là 24-30 triệu đồng với chương trình chuẩn, 35-60 triệu đồng với một số chương trình khác.

"Với mức này, mỗi tháng ít nhất em đóng khoảng 3 triệu học phí, chưa kể sinh hoạt phí và hàng loạt chi phí khác. Tiết kiệm chắc cũng phải hết 6-7 triệu một tháng. Mà cả học phí lẫn chi phí sinh hoạt đều tăng hàng năm", Đức nói. Tính 10 tháng cho một năm học, em tiêu tốn một phần ba thu nhập của gia đình.

Suy nghĩ vậy, Đức đã tham gia sơ tuyển các trường quân đội để đăng ký một nguyện vọng vào khối trường này, kế đến là nguyện vọng vào ngành Sư phạm Toán của Đại học Sư phạm Hà Nội để được miễn học phí nếu trúng tuyển rồi mới tính đến các trường khác.

Thế Quốc (quê Nghệ An), chỉ đạt 18 điểm tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa). Mức này không đủ để em trúng tuyển trường top đầu nhưng cũng có thể đỗ vào ngành kỹ thuật của nhiều trường. Tuy nhiên, nam sinh quyết định học cao đẳng.

"Em không muốn cố vào một trường đại học, bất chấp chất lượng đào tạo và mức học phí đắt đỏ. Gia đình làm nông nên em muốn tiết kiệm cho bố mẹ", Quốc nói. "Rõ ràng học phí ảnh hưởng nhiều đến quyết định của học sinh".

Tổng hợp
Theo VnMedia.vn Copy
Người phụ nữ Hà Nội mất gần 1,4 tỷ đồng sau khi nghe cuộc gọi giả mạo công an

Người phụ nữ Hà Nội mất gần 1,4 tỷ đồng sau khi nghe cuộc gọi giả mạo công an

Công an quận Ba Đình (TP Hà Nội) đang xác minh, điều tra vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền là 1,4 tỷ đồng.
Hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số

Hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số

Có hiệu lực từ 15/8/2022, Thông tư 02/2022/TT-UBDT của Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021-2025.
Thơ Nguyễn Văn Long: Mưa Vẫn Trôi Xuyên Mãi Ngày Mong

Thơ Nguyễn Văn Long: Mưa Vẫn Trôi Xuyên Mãi Ngày Mong

Nhà thơ Nguyễn Văn Long hiện là Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Truyền thông, Trường đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. Thơ anh thường cảm tác theo thể lục bát/thất ngôn tứ tuyệt, với âm điệu gần gũi, chất chứa sự hoài niệm về những tình cảm xưa cũ...
Uống nước cam thời điểm nào tốt nhất để tăng đề kháng mùa cúm?

Uống nước cam thời điểm nào tốt nhất để tăng đề kháng mùa cúm?

Cam là loại trái cây tốt, giàu vitamin C và khoáng chất. Vì vậy, nhiều người lựa chọn việc vắt nước cam uống mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng, phù hợp với cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.
Giá vàng giữ vững ở mức trên 67 triệu đồng/lượng

Giá vàng giữ vững ở mức trên 67 triệu đồng/lượng

Sáng nay (8/8), giá vàng SJC tiếp tục được các doanh nghiệp trong nước giữ nguyên mức đã niêm yết phiên cuối tuần trước. Hiện giá kim loại quý này đang giữ vững ở mức trên 67 triệu đồng/lượng.
Chính sách nhà ở đặc thù cho công nhân khu công nghiệp

Chính sách nhà ở đặc thù cho công nhân khu công nghiệp

Do công nhân khu công nghiệp thuộc 10 nhóm đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội theo Điều 49 Luật Nhà ở, nên ngoài các dự án nhà ở công nhân khu công nghiệp thì họ còn là nhóm đối tượng được mua nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp khu vực đô thị nên ngoài các dự án nhà ở công nhân khu công nghiệp thì họ còn là nhóm đối tượng được mua nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp khu vực đô thị.
Nhận định đề thi tham khảo môn Sinh học – Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Nhận định đề thi tham khảo môn Sinh học – Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Các câu hỏi khó của đề thi vẫn rơi vào các chuyên đề quen thuộc trong chương trình Sinh học 12 là: Cơ chế di truyền và biến dị, Tính quy luật của hiện tượng di truyền, Sinh thái học, Tiến hóa…
Nhận định đề tham khảo bài thi khoa học tự nhiên – kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Nhận định đề tham khảo bài thi khoa học tự nhiên – kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Bài thi gồm 3 môn thi thành phần là Vật lí, Hóa học và Sinh học. Mỗi môn thi gồm 40 câu hỏi với thời gian làm bài 50 phút, tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố; không có câu hỏi thuộc nội dung đã được tinh giản trong chương trình học của học sinh.
Bị chiếm đoạt tài sản khi cho mượn điện thoại để cài phần mềm Dịch vụ công giả mạo

Bị chiếm đoạt tài sản khi cho mượn điện thoại để cài phần mềm Dịch vụ công giả mạo

Công an TP Hà Nội cho biết, thời gian qua, nhiều người dân do điện thoại cài đặt phần mềm giả mạo Dịch vụ công bị các đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại rồi chiếm đoạt tài sản. Trong đó có những trường hợp do cho người thân hoặc bạn bè mượn điện thoại để cài đặt phần mềm giả mạo Dịch vụ công.
Ca sĩ Đoan Trang chia sẻ bí quyết dạy con tại mini talkshow 'Làm Mẹ Thật Vi Diệu'

Ca sĩ Đoan Trang chia sẻ bí quyết dạy con tại mini talkshow "Làm Mẹ Thật Vi Diệu"

Đồng hành cùng Mẹ Siêu Nhân, mini talkshow Làm Mẹ Thật Vi Diệu ra đời với mục đích làm rõ tâm lý ở mỗ tình huống, cách hành xử của con trẻ lẫn những người mẹ nghệ sĩ trong chương trình. Ở Tập 1 Mini talkshow, ca sĩ Đoan Trang đã chia sẻ bí quyết dạy con; trong khi đó Vân Hugo đồng cảm với Phạm Quỳnh Anh và Thảo Trang...
Cafe Khởi nghiệp