Sau khi đánh giá thấp sự xuất hiện của lạm phát tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua, các Ngân hàng Trung ương hiện đang đẩy nền kinh tế của họ tiến gần tới suy thoái nhằm kiềm chế đà leo thang của giá cả.
Sau khi đánh giá thấp sự xuất hiện của lạm phát tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua, các Ngân hàng Trung ương hiện đang đẩy nền kinh tế của họ tiến gần tới suy thoái nhằm kiềm chế đà leo thang của giá cả.
Giới phân tích ngày một quan ngại rằng, các nhà hoạch định chính sách có thể sẽ can thiệp quá sâu khi mạnh tay tăng lãi suất, điều này tương tự như cách họ tung những chương trình kích thích một cách quá đà nhằm khôi phục nền kinh tế sau đại dịch.
Mối lo ngại trên càng gia tăng sau khi các báo cáo được công bố vào hôm qua (ngày 22/7) cho thấy, hoạt động kinh doanh trên khắp nước Mỹ cũng như khu vực đồng Euro đang trong trạng thái “đi lùi”.
Theo đó, Ngân hàng Trung ương các nền kinh tế phát triển và mới nổi không có nhiều lựa chọn ngoài việc tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi lạm phát đạt đỉnh.
Bloomberg Economics dự báo rằng, lạm phát toàn cầu sẽ tăng từ 9% trong quý II lên 9,3% vào quý III trước khi quay trở lại ngưỡng 0,5% tại thời điểm cuối năm nay.
Tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ đang khiến mục tiêu “hạ cánh mềm” ngày càng khó đạt được hơn.
Xem thêm: Châu Âu nguy cơ suy thoái nghiêm trọng do Nga giảm nguồn cung khí đốt
Citigroup cho rằng nguy cơ suy thoái toàn cầu hiện ở ngưỡng 50%; trong khi đó, Bank of America dự báo một “cuộc suy thoái nhẹ trong năm nay” sẽ xuất hiện tại Mỹ do các điều kiện kinh tế xấu đi nhanh hơn nhiều so với dự đoán.
Dario Perkins, Chiến lược gia vĩ mô toàn cầu tại TS Lombard, cho biết, trong khi thị trường lao động vẫn tiến triển mạnh mẽ, các Ngân hàng Trung ương vẫn cần phải thận trọng.
Ông nói: “Chúng ta đang trên đà thắt chặt quá mức. Điều đáng lo ngại là các nhà hoạch định chính sách đã tỏ rõ sự bối rối trước tình hình lạm phát và giờ muốn “dập tắt” lạm phát một cách nhanh chóng. Tiếp đến, rủi ro ở đây là họ có thể sẽ đi quá xa, gây ra những thiệt hại không đáng có cho kinh tế thế giới”.
Một số quan chức cũng bày tỏ lo ngại về tốc độ tăng lãi suất, trong đó Chủ tịch Fed Kansas Esther George tháng này đã đưa ra lời cảnh báo việc gấp rút thắt chặt tiền tệ có thể phản tác dụng.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hôm thứ Năm (21/7) bất ngờ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản, đánh dấu lần tăng đầu tiên kể từ 2011 và là lần tăng lớn nhất trong 22 năm qua. Điều đó xảy ra khi khả năng suy giảm kinh tế tại khu vực này đã tăng lên 45%, từ mức 30% tháng 6, theo một khảo sát của Bloomberg.
Xem thêm: Những câu chuyện éo le trong thời kỳ lạm phát kỷ lục