Nhóm chủ đề
Startup gọi vốn như thế nào?

Startup gọi vốn như thế nào?

Để bắt đầu một hoạt động kinh doanh, bạn cần có vốn. Có không ít người tài giỏi với những ý tưởng sáng tạo đã chịu bế tắc khi không có vốn để Startup. Vậy Startup gọi vốn như thế nào?
Khi Startup của bạn thiếu tiền, hãy nghĩ đến việc gọi vốn
Khi Startup của bạn thiếu tiền, hãy nghĩ đến việc gọi vốn

Định nghĩa về các doanh nghiệp Startup thường gắn liền với tốc độ tăng trưởng lũy tiến, có nghĩa là các doanh nghiệp Startup thường tiêu tốn một lượng tài chính khủng khiếp để tiếp tục tăng trưởng, thậm chí là bành trướng thay vì cố gắng đạt lợi nhuận.

Hơn nữa, tài chính không chỉ cho phép các Startup sinh tồn và phát triển, một khoản tài chính dự trữ sẵn có luôn là lợi thế cạnh tranh trong mọi lĩnh vực: tuyển dụng nhân viên chủ chốt, quan hệ công chúng, tiếp thị và bán hàng… Do đó, Startup thường xuyên thiếu tài chính, và khi thiếu tài chính, hành trình gọi vốn của Startup sẽ bắt đầu.

=> Xem thêm: Các trang web gọi vốn cộng đồng (crowd funding) ở Việt Nam mà bạn nên biết

Dù cho việc thuận lợi, hầu hết các Startup vẫn phải gọi vốn nhiều lần. Các thời kì một Startup cần gọi vốn thường chia thành 3 giai đoạn chính:

- Mới thành lập: Tự bỏ tiền ra, hoặc gọi vốn từ các quỹ khởi nghiệp hoặc nhà đầu tư thiên thần.

- Cần tăng trưởng: Gọi vốn từ các quỹ đầu tư chuyên nghiệp hoặc nhà đầu tư lớn.

- Sau thành công: Gọi vốn từ các quỹ hoặc phát hành cổ phiếu.

Quá trình gọi vốn của Startup thường bao gồm nhiều bước, như thu thập dữ liệu công ty, tìm kiếm và nghiên cứu nhà đầu tư, chuẩn bị và luyện tập cho "first meet", gặp gỡ nhà đầu tư và tiến hành gọi vốn. Sau đó, khi mọi việc suôn sẻ, đây là lúc xây dựng mối quan hệ, trình các bản đề nghị cùng với kế hoạch cụ thể, vượt qua vòng thẩm định, kết thúc vòng gọi vốn với việc chuyển khoản và hoàn thành các thủ tục giấy tờ. 

Một điều phải lưu ý, đó là vốn rót vào Startup của bạn càng nhiều, bạn càng mất nhiều quyền kiểm soát doanh nghiệp của mình. Một sự thật là khi bạn vẫn còn tự chủ và phát triển được, đừng gọi vốn. Vì quá trình gọi vốn sẽ lấy đi của bạn rất nhiều thời gian, năng lượng cũng sự tập trung. Khi đó, bạn sẽ bị phân tâm thậm chí là rối loạn. Thay vì vậy, hãy tập trung phát triển sản phẩm của mình sẽ tốt hơn. Hãy chỉ gọi vốn khi bạn cần.

Gọi vốn là cần thiết, và đôi khi là việc khó khăn nhất mà một Startup phải chịu đựng và đương đầu. Nhận vốn đồng nghĩa với trọng trách, đã đến lúc bạn tiếp tục xây dựng sản phẩm mình đam mê, đồng thời đáp ứng đủ KPI phù hợp với yêu cầu của nhà đầu tư. Chỉ có khoảng 13% doanh nghiệp sống sót đến thời điểm sáp nhập hoặc IPO, hãy nhớ điều đó!

Theo VnMedia.vn Copy