Hôm qua (ngày 4/4), Elon Musk tiết lộ rằng, ông đã tiến hành mua 9,2% cổ phần của Twitter, khiến cổ phiếu của công ty này tăng hơn 28% trong phiên giao dịch chiều qua.
Hôm qua (ngày 4/4), Elon Musk tiết lộ rằng, ông đã tiến hành mua 9,2% cổ phần của Twitter, khiến cổ phiếu của công ty này tăng hơn 28% trong phiên giao dịch chiều qua.
Theo hồ sơ tài chính, giao dịch mua cổ phiếu trên diễn ra vào ngày 14/3; trong khi đó, SEC yêu cầu bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào mua hơn 5% cổ phần phổ thông của một doanh nghiệp đều phải thông báo số cổ phần nắm giữ trong vòng 10 ngày.
Tuy nhiên, đối với trường hợp của Elon Musk, tỷ phú này “mất” đến 21 ngày để hoàn thành nghĩa vụ của mình.
Vào ngày 25/3, tức 10 ngày trước khi thương vụ mua cổ phiếu Twitter diễn ra, Musk đã đăng một cuộc thăm dò trên Twitter, với phần mở đầu như sau: “Tự do ngôn luận là điều cần thiết cho một nền dân chủ. Bạn có tin rằng Twitter tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc này không?”.
Ông nhấn mạnh thêm: “Kết quả của khảo sát này rất quan trọng. Hãy bình chọn cẩn thận”.
Musk thực sự đã mua được số cổ phần lớn tại Twitter vào thời điểm này và về mặt pháp lý, ông phải công bố thông tin trên.
Thế nhưng, hình phạt của SEC đối với vi phạm này thường rất khiêm tốn, rơi vào khoảng 100.000 USD.
Xem thêm: Elon Musk trở thành cổ đông lớn nhất của Twitter
Bên cạnh đó, theo Forbes dự đoán, giá trị tài sản ròng của Musk là khoảng 300 tỷ USD; do đó, số tiền phạt nêu trên của SEC đối với Musk chỉ tương đương 0,00003% tài sản của ông.
Hơn nữa, ý định của Musk với việc mua lượng lớn số cổ phiếu của Twitter vẫn là một dấu hỏi lớn đối với thị trường bởi nhiều nguyên nhân.
Cụ thể, Tesla từng có lịch sử “lời qua tiếng lại” với Twitter cũng như các nhà quản lý Twitter từng chỉ trích, tức giận với Elon Musk vì ông đưa ra một số thông báo, bao gồm thỏa thuận riêng của Tesla trên nền tảng này.
Không chỉ dừng tại đó, vào tháng 9/2018, SEC buộc tội Musk đưa ra những tuyên bố “sai sự thật và gây hiểu lầm” cho các nhà đầu tư khi ông thông báo qua Twitter rằng, ông đang cân nhắc biến Tesla thành doanh nghiệp tư trên Twitter với giá 420 USD/cổ phiếu và đã được bảo đảm về khoản tài trợ. Kết quả là, cổ phiếu của nhà sản xuất xe điện giảm trong nhiều tuần sau đó.
Sau cùng, Musk và Tesla đã đồng ý thỏa thuận với Chính phủ Mỹ và sửa đổi thông tin vào năm 2019. Theo các điều khoản và thỏa thuận, Musk và Tesla mỗi bên phải nộp 20 triệu USD tiền phạt cho SEC, đồng thời Musk bị thôi chức Chủ tịch Ban Quản trị Tesla.
Ngoài ra, vào tháng 6/2020, SEC cho biết Musk đã vi phạm một số điều khoản của thỏa thuận, yêu cầu phải phê duyệt trước các tweet nếu chúng chứa thông tin kinh doanh quan trọng về Tesla và có khả năng ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Musk từng tweet rằng, giá cổ phiếu của Tesla quá cao, điều này khiến giá cổ phiếu giảm sút.
Bên cạnh đó, cuối tháng 1/2022, một nhân vật bảo thủ Dinesh D’Souza - người bị kết tội gian lận tài chính chiến dịch vào năm 2014, đã gắn thẻ Musk trong một tweet nói rằng, Musk “có thể thay đổi đáng kể bối cảnh chính trị và văn hóa” bằng cách mua và tiếp quản “một phương tiện truyền thông xã hội lớn nền tảng.”
“Cuộc chiến” giữa CEO Tesla với các nhà quản lý có xu hướng diễn ra công khai và không theo quy chuẩn nào, đôi khi bao gồm những lời chế nhạo thô tục. Tỷ phú người Mỹ từng bày tỏ sự không hài lòng của mình với SEC trên Twitter nhiều lần, bao gồm cả việc ông ấy gọi SEC hồi tháng 10/2018 là “Ủy ban làm giàu cho lũ bán khống."
Xem thêm: Người liên quan thành viên HĐQT ELC bị xử phạt do mua bán ‘chui’ cổ phiếu