Theo dữ liệu được công bố từ FTSE Vietnam ETF, quỹ này đã hút vốn trở lại với giá trị hơn 1,6 triệu USD sau 4 tháng liên tiếp ghi nhận bị rút ròng chứng chỉ quỹ.
Theo dữ liệu được công bố từ FTSE Vietnam ETF, quỹ này đã hút vốn trở lại với giá trị hơn 1,6 triệu USD sau 4 tháng liên tiếp ghi nhận bị rút ròng chứng chỉ quỹ.
Dữ liệu từ FTSE Vietnam ETF cho biết, trong khoảng từ 13-24/5, quỹ đã hút ròng hơn 1,6 triệu USD (tương đương với 37 tỷ đồng). Như vậy, sau nhiều tháng liên tiếp bị rút ròng, đây là lần đầu tiên dòng vốn quay trở lại FTSE Vietnam ETF.
Mặc dù lượng phát hành không lớn nhưng đây là tín hiệu tích cực cho thấy dòng vốn đang có dấu hiệu trở lại các quỹ ETF sau quãng thời gian 4 tháng đầu năm liên tục bị rút ròng 21 triệu USD. Nhìn lại năm 2021, FTSE Vietnam ETF cũng đã bị rút ròng lên tới 85 triệu USD.
Đáng chú ý, đà hút ròng của FTSE Vietnam ETF diễn ra ngay trước thềm quỹ tiến hành cơ cấu danh mục. Vào ngày 3/6 với đây FTSE Vietnam ETF sẽ công bố danh mục cơ cấu định kỳ quý 2/2022.
Một ETF ngoại có thâm niên lâu năm trên thị trường chứng khoán Việt Nam khác là Vaneck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) sẽ công bố danh mục trong ngày 10/6. Cả 2 quỹ FTSE Vietnam ETF và VNM ETF sẽ hoàn tất cơ cấu sau đó 1 tuần, vào ngày 17/6.
Mới đây, Trung tâm phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) dự báo SHB của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (HOSE: SHB), NLG của Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG) và VHC của Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC) có thể được thêm vào FTSE Vietnam Index do đã đạt đủ các yêu cầu. Trong khi đó, APH của Tập đoàn An Phát Holdings (HOSE: APH) có thể bị loại do không duy trì được giá trị vốn hóa yêu cầu.
Xem thêm: Tự doanh CTCK bán ròng hàng trăm tỷ đồng, VHM và VIC bán tháo mạnh
Hiện tại, quy mô danh mục FTSE Vietnam ETF đạt khoảng 280 triệu USD và quỹ đầu tư 100% cổ phiếu Việt Nam. Trong cơ cấu danh mục của quỹ tính tới, VIC hiện là cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất với 13,5%, xếp tiếp theo lần lượt là VHM (12,37%), HPG (11,73%), MSN (9,89%), NVL (7,23%)…
Thời gian gần đây, không chỉ quỹ ETF kể trên bị rút vốn mà khối ngoại nhìn chung cũng có xu hướng bán ròng mạnh trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Có thể thấy những lo ngại về việc Fed tăng lãi suất hay xung đột giữa Nga – Ukraine đã ít nhiều ảnh hưởng tới hoạt động giao dịch của khối ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đồng thời, việc thành phần cổ phiếu trong danh mục bị hạn chế do là quỹ ngoại đang khiến FTSE Vietnam ETF dần thất thế trên thị trường.
Những đợt cơ cấu danh mục của 2 quỹ này khá "nhạt nhòa" và không còn sức ảnh hưởng lớn như thời gian trước.
Ở một diễn biến khác, với lợi thế là quỹ ETF nội nên có thể mua các cổ phiếu hết "room", DCVFM VNDiamond ETF (HOSE: FUEVFVND) đang mau chóng vươn lên, riêng trong năm 2021 đã thu hút lượng vốn mới đổ vào lên tới hơn 4.000 tỷ đồng. Trong 4 tháng đầu năm 2022, quỹ tiếp tục thu hút thêm gần 1.700 tỷ đồng.
Tại ngày 26/5, quy mô DCVFM VNDiamond ETF đạt hơn 15.600 tỷ đồng.
Xem thêm: Hàng loạt quỹ ETF báo lỗ trên thị trường chứng khoán Việt Nam