Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng phục hồi nhanh

Thứ hai, 05/09/2022 | 14:39 Theo dõi CFĐT trên

Theo thống kê, sản xuất công nghiệp trong tháng 8 tiếp tục xu hướng phục hồi nhanh, ước tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 15,6%. Tính chung 8 tháng năm 2022, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số sản xuất toàn ngành ước tăng 9,4% trong 8 tháng

Theo Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 8 tháng năm 2022 của Bộ Công Thương, mặc dù trong tháng trước đó (tháng 7/2022), chỉ số sản xuất công nghiệp đạt mức khiêm tốn (chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7/2022 chỉ tăng 1,6% so với tháng 6/2022) cho thấy dấu hiệu giảm về nhu cầu khi chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam chỉ đạt 51,2 điểm, giảm mạnh so với mức trong tháng trước đó (tháng 6/2022, PMI đạt 54 điểm). Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, chỉ số PMI Việt Nam trong tháng 7/2022 vẫn đạt trên ngưỡng 50 điểm cho thấy các điều kiện kinh doanh tiếp tục tăng mạnh, số lượng đơn đặt hàng mới tăng trong tháng 7/2022 đã khuyến khích các nhà sản xuất tiếp tục tăng sản lượng sản xuất, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các hoạt động sản xuất trong tháng 8/2022.

Cụ thể, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 8 ước tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 14,8%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 11%; ngành khai khoáng tăng 10,2%. Một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn có tốc độ tăng chỉ số IIP tháng 8/2022 khá so với tháng trước, như: Bắc Ninh tăng 20%; Hải Phòng tăng 7,5%; Bắc Giang tăng 4,5%; Quảng Ngãi tăng 4,4%; Quảng Ninh tăng 4,3%; Vĩnh Phúc tăng 4,2%; Tiền Giang tăng 4,2%; Thái Nguyên tăng 4,1%;

Tính chung 8 tháng năm 2022, IIP ước tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 5,5%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng khi tăng 10,4% (cùng kỳ năm 2021 tăng 7%), đóng góp 8,1 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 6,8%, đóng góp 0,6 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,8%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 4,2%, đóng góp 0,6 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Về sản xuất công nghiệp ở các địa phương, trong 8 tháng năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng tại 61 địa phương và chỉ giảm ở 02 địa phương. Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao. Chẳng hạn như, chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 8 tháng năm 2022 của Bắc Giang tăng 53,9% so với cùng kỳ năm trước; Cần Thơ tăng 28,4%; Khánh Hòa tăng 25,8%; Quảng Nam tăng 25,5%; Vĩnh Long tăng 25,1%; Bến Tre tăng 22,7%. Chỉ số sản xuất của ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao ở một số địa phương do thủy điện tăng cao như: Đắk Lắk tăng 42,7%; Lai Châu tăng 40,7%; Sơn La tăng 31,3%; Hà Giang tăng 27,4%.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP 8 tháng tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước khi hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chưa lấy lại đà tăng trưởng cao như thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh; ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm.

Tiếp tục thực hiện các giải pháp ổn định sản xuất

Cũng theo Báo cáo của Bộ Công Thương, trong thời gian tới, hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại sẽ có những thuận lợi, khó khăn và thách thức từ tác động của bối cảnh quốc tế và trong nước. Trên thế giới, lạm phát cao kỷ lục ở hầu hết các quốc gia, ảnh hưởng đến phục hồi kinh tế, làm giảm sức cầu hàng hóa và ảnh hưởng đến đầu tư mới; việc gián đoạn chuỗi cung ứng dự báo sẽ còn tiếp diễn, làm giảm đà phục hồi các hoạt động kinh tế, đầu tư, thương mại hậu Covid-19...

Trong khi đó, ở trong nước, việc giảm giá xăng dầu sẽ kéo theo xu hướng giảm giá hàng hóa trong nước, kích thích tiêu dùng. Thị trường trong nước hồi phục tốt, nhu cầu tăng ở cả trong nước và thế giới trong các dịp lễ, tết sắp đến là nhưng yếu tố thuận lợi thúc đẩy phát triển sản xuất và thương mại trong những tháng tơi.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, theo Bộ Công Thương, bối cảnh trong nước vẫn còn nhiều tiềm ẩn những yếu tố tác động  bất lợi đến tăng trưởng sản xuất và thương mại như: Đồng USD tăng sẽ tác động bất lợi đến nhập khẩu do hiện nay nước ta nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu sản xuất để phục vụ cho xuất khẩu; Chuỗi cung ứng vẫn nguy cơ gián đoạn, đặc biệt cung ứng nguyên nhiên vật liệu; Giá nhiều loại hàng hóa, dịch vụ mặc dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao; Các doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, một số ngành đang đối mặt với nguy cơ đơn hàng giảm do thủ tục hành chính còn rườm rà, hoàn thuế VAT chậm ảnh hưởng đến xoay vòng vốn, cạnh tranh lao động giữa các ngành có xu hướng tăng…

Vì vậy, thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, các địa phương phối hợp với Bộ làm việc và theo dõi chặt chẽ các dự án, ngành hàng lớn và một số địa bàn trọng điểm để nắm bắt tình hình và xử lý, tháo gỡ khó khăn nhằm đẩy mạnh sản xuất, nhất là các nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào, kiểm soát nhập khẩu và chủ động nguồn cung trong nước thay thế cho nguồn nhập khẩu. Huy động tối đa các nguồn lực, bám sát tình hình và có phương án chuẩn bị trong các trường hợp nhằm đảm bảo cung ứng đủ điện, than, xăng dầu, phân bón… cho sản xuất và sinh hoạt.

Đồng thời, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, bám sát tiến độ để sớm đưa vào vận hành các công trình dự án trọng điểm, có vai trò quan trọng trong lĩnh vực điện, dầu khí, công nghiệp chế biến, chế tạo... tạo giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp. Các địa phương tạo điều kiện giải phóng mặt bằng những dự án trọng điểm, cấp bách, tạo thuận lợi hóa trong các thủ tục hành chính của các dự án trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại trên địa bàn.

Đặc biệt, tiếp tục thực hiện các giải pháp ổn định sản xuất, bảo đảm cân đối cung cầu các hàng hóa cơ bản, thiết yếu như: xăng dầu, điện, than… Theo dõi sát tình hình sản xuất phân bón trên thế giới để có giải pháp ứng phó phù hợp.

Yến Nhi
Theo VnMedia.vn Copy
Kiểm soát vi phạm sử dụng chất cồn, chất gây nghiện của nhân viên hàng không

Kiểm soát vi phạm sử dụng chất cồn, chất gây nghiện của nhân viên hàng không

Cục Hàng không Việt Nam vừa ban hành Chỉ thị về kiểm tra, kiểm soát vi phạm sử dụng chất có cồn và chất kích thích, chất gây nghiện của nhân viên hàng không.
100 căn boutique hotels dự án Regal Legend Quảng Bình “cháy hàng” ngay ngày đầu ra mắt

100 căn boutique hotels dự án Regal Legend Quảng Bình “cháy hàng” ngay ngày đầu ra mắt

Ngày 3/9 vừa qua, tại sự kiện ra mắt phân khu đầu tiên The River - dự án Regal Legend Quảng Bình, 100 căn boutique hotels đã chính thức tìm được chủ nhân, chứng minh hấp lực của dự án Regal Legend đối với nhà đầu tư tinh hoa cả nước.
Khai trừ Đảng 3 cán bộ ở Quảng Ninh do đánh bạc, vi phạm khi thu hồi đất

Khai trừ Đảng 3 cán bộ ở Quảng Ninh do đánh bạc, vi phạm khi thu hồi đất

Hôm nay (4/9), Ban Thường vụ Thành ủy Cẩm Phả, Quảng Ninh cho biết vừa ra quyết định thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng với ba trường hợp do phạm tội đánh bạc, vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): HoREA góp ý quy định về thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): HoREA góp ý quy định về thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất

Theo HoREA, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có nhiều quy định mới, tích cực, nhưng cũng còn có một số quy định chưa thật đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, liên thông ngay trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và với các luật có liên quan, chưa thật sát với thực tiễn, trong đó có một số quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất (Điều 64); đấu giá quyền sử dụng đất (Điều 65)...
Bất động sản nghỉ dưỡng “thoát hiểm”

Bất động sản nghỉ dưỡng “thoát hiểm”

Du lịch phục hồi đang khiến phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng thoát hiểm, nhưng để hấp dẫn nhà đầu tư thứ cấp, khung pháp lý và chất lượng quản lý là vấn đề cần đặc biệt quan tâm.
Lợi nhuận âm nửa đầu năm 2022, PVD không được giao dịch ký quỹ

Lợi nhuận âm nửa đầu năm 2022, PVD không được giao dịch ký quỹ

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) vừa ban hành quyết định đưa cổ phiếu của Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling, HOSE: PVD) vào danh sách bị cắt margin.
Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Tọa lạc tại một không gian hoàn toàn mới, cửa hàng có không gian kép đã làm mới sự hiện diện tại thành phố năng động này. Đây là cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng phong cách thiết kế nội thất mới nhất của Cartier…
Next-G đến thăm và tặng quà tại Sơn La

Next-G đến thăm và tặng quà tại Sơn La

Ngày 7/10, Quỹ từ thiện Next-G cùng Nhóm thiện nguyện Từ Tâm và các nhà hảo tâm phối hợp với Đồn Biên phòng Chiềng Sơn tổ chức chương trình “Thắp sáng đường biên” và “Phiên chợ 0 đồng” tại xã Tân Xuân, Vân Hồ, Sơn La.
Next-G Foundation đến thăm hỏi gia đình những nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ

Next-G Foundation đến thăm hỏi gia đình những nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ

Ngày 9/10, Quỹ từ thiện Next-G và Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tới thăm hỏi và chia sẻ cùng 10 hộ gia đình là nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini thảm khốc khiến 56 người chết tại Khương Hạ, Hà Nội đêm ngày 12/9.
Next-G Foundation phối hợp với Hội Chữ Thập Đỏ tặng quà xã Kim Lũ, huyện Sóc Sơn

Next-G Foundation phối hợp với Hội Chữ Thập Đỏ tặng quà xã Kim Lũ, huyện Sóc Sơn

Ngày 23/9, Quỹ Next-G phối hợp cùng Hội Chữ Thập Đỏ Quận Hoàn Kiếm, Hội Chữ Thập Đỏ Phường Hàng Trống và Hàng Bạc đã tổ chức chuyến từ thiện, tặng quà cho Nhà văn hóa, UBND xã Kim Lũ, Trường Mẫu Giáo và những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Kim Lũ.
Cafe Khởi nghiệp