Sáng nay (31/7), tại một số chợ trên địa bàn quận Ba Đình, người dân địa phương bắt đầu thực hiện chế độ đi chợ luân phiên. Mỗi hộ dân được nhận thẻ đi chợ trong 15 ngày giãn cách, trên phiếu ghi rõ họ tên đại diện hộ gia đình, địa chỉ. Mỗi tuần, mỗi hộ có thể đi chợ 4 lần, luân phiên vào một khung giờ nhất định theo ngày chẵn hoặc lẻ và Chủ nhật
Sau một tuần Thủ đô thực hiện Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội về giãn cách xã hội trên địa bàn thành phố để phòng, chống dịch Covid-19, người dân vẫn bảo đảm lương thực, thực phẩm thiết yếu cho cuộc sống. Ngày 29/7, UBND quận Ba Đình đã ban hành văn bản số 1607/UBND-KT chỉ đạo UBND các phường về việc triển khai làm “Thẻ vào chợ” cho các hộ gia đình, học sinh, sinh viên, người lao động trên địa bàn quận.
UBND quận yêu cầu UBND các phường khẩn trương triển khai và cung cấp “Thẻ vào chợ” cho các hộ gia đình, học sinh, sinh viên, người lao động trên địa bàn quận xong trước 21h ngày 30/7.
Các phường phối hợp tổ chức sắp xếp các chợ trên địa bàn chỉ bán các mặt hàng thiết yếu, bảo đảm cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm hằng ngày cho nhân dân. Mỗi hộ gia đình sẽ được cấp phát 5 “Thẻ vào chợ” cho 15 ngày, bảo đảm 3 ngày đi chợ 1 lần luân phiên giữa các hộ gia đình.
“Thẻ vào chợ” có giá trị sử dụng 1 lần cho 1 chợ bất kỳ trên địa bàn để tạo thuận lợi cho người dân. Khách hàng chỉ đi chợ theo đúng ngày được quy định trên thẻ và nộp thẻ cho đơn vị quản lý tại cổng chợ. Mỗi tổ dân phố trên địa bàn sẽ được UBND phường phân chia các giờ đi chợ khác nhau trong ngày theo từng khung giờ.
Tại các chợ, lực lượng chức năng tổ chức đo thân nhiệt, yêu cầu người ra, vào chợ phải khai báo y tế qua quét mã QR điểm kiểm dịch hoặc ứng dụng VHD hoặc trên giấy; sát khuẩn tay, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách đúng quy định, đồng thời, quy định khu vực xếp hàng vào chợ có kẻ vạch giãn cách giữa các khách hàng, để thu kiểm soát và quản lý "Thẻ vào chợ" nhằm mục đích thực hiện tốt cho công tác truy vết khi cần.
Ban Quản lý chợ số 2 kiểm soát phiếu đi chợ của người dân.
Tại phường Cống Vị, lực lượng chức năng kiểm soát người ra vào chợ, tiến hành đo thân nhiệt cho người dân.
Tại chợ Thành Công B, Phường Thành Công, quận Ba Đình
Đối với những người lao động, người làm việc, người bán hàng, khách hàng ra vào chợ có biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc được xác định mắc bệnh sẽ được cách ly ngay tại khu cách ly tạm thời ở chợ để nhanh chóng kiểm soát.
Hà Nội hiện có 459 chợ, 28 trung tâm thương mại, 123 siêu thị, 1.800 cửa hàng tiện ích, 141 chuỗi, 2.382 điểm bán hàng hoá bình ổn giá, hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa...
Thành phố cũng bố trí 1.920 địa điểm tại các quận, huyện làm kho dự trữ hàng, mở thêm các điểm bán hàng cố định và các điểm bán hàng lưu động khi cần thiết. Điều này có thể thấy, nguồn lương thực, thực phẩm tại địa bàn Hà Nội dồi dào. Vấn đề ở đây là chính quyền cần kiểm soát chặt chẽ người ra vào chợ, trung tâm thương mại để hạn chế lây lan dịch bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Sau 7 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17/CT-UBND (từ ngày 24-30/7), lực lượng chức năng Hà Nội đã xử phạt khoảng 7 tỷ đồng các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch.
Sau khi xác định 400 hộp dụng cụ xét nghiệm Covid-19 Q Standard Covid-19 Ag Home Test do Đội Quản lý thị trường số 13, Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội thu giữ là hàng hóa nhập lậu, mới đây UBND TP. Hà Nội đã ra Quyết định xử phạt hành chính với số tiền 60 triệu đồng đối với đối tượng vi phạm.
Ngày 29/7, Sở GTVT Hà Nội đã cấp mã xác nhận tin nhắn cho 200 xe taxi hoạt động trong các trường hợp cần thiết như cấp cứu, bệnh nhân từ nhà đến bệnh viện trong thời gian thực hiện Chỉ thị số 17/CT-UBND.
Dòng tiền hai phiên cuối tuần ồ ạt đổ vào các mã nóng như chứng khoán, ngân hàng, thép cùng với sự tăng trưởng của ngành thương mại và phân bón khiến Vn-Index thoát khỏi đà giảm điểm ba tuần trước đó và phá vỡ ngưỡng tâm lý 1.300 điểm.
Theo nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett, việc mua đi bán lại cổ phiếu quá nhiều lần không những làm gia tăng chi phí mà điều này chưa chắc đã cải thiện được kết quả đầu tư.
Nhà thơ Nguyễn Văn Long hiện là Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Truyền thông, Trường đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. Thơ anh thường cảm tác theo thể lục bát/thất ngôn tứ tuyệt, với âm điệu gần gũi, chất chứa sự hoài niệm về những tình cảm xưa cũ...
Nhà thơ Nguyễn Văn Long hiện là Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Truyền thông, Trường đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. Thơ anh thường cảm tác theo thể lục bát/thất ngôn tứ tuyệt, với âm điệu gần gũi, chất chứa sự hoài niệm về những tình cảm xưa cũ...
Nhà thơ Nguyễn Văn Long hiện là Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Truyền thông, Trường đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. Thơ anh thường cảm tác theo thể lục bát/thất ngôn tứ tuyệt, với âm điệu gần gũi, chất chứa sự hoài niệm về những tình cảm xưa cũ...