Thời gian gần đây, người dùng TikTok lại chứng kiến sự xuất hiện của những trào lưu nguy hiểm. Từ việc làm sạch tai của bằng thuốc sát khuẩn, hay thử thách TikToker ăn mật ong đông lạnh...
Thời gian gần đây, người dùng TikTok lại chứng kiến sự xuất hiện của những trào lưu nguy hiểm. Từ việc làm sạch tai của bằng thuốc sát khuẩn, hay thử thách TikToker ăn mật ong đông lạnh...
Trong một đoạn video ngắn, người xem có thể thấy cô gái này cầm một chai dung dịch khá lớn và từ từ nhỏ thuốc vào lỗ tai của mình. Dung dịch sát khuẩn được TikToker tên là Ayisha sử dụng chính là hydrogen peroxide, hay còn được biết đến với cái tên “nước oxy già”, là một chất khử trùng nhẹ được sử dụng trên da để ngăn ngừa nhiễm trùng ở những vết thương nhỏ.
Nữ TikToker này chia sẻ đây là cách mà cô thường xuyên sử dụng để làm sạch bên trong tai của mình. Sau khi thuốc ngấm được một lúc, Ayisha nghiêng đầu để dung dịch chảy ra ngoài và dùng khăn tắm lau sạch sẽ. Ayisha cho biết gia đình cô đã được một bác sĩ nhi khoa giới thiệu phương pháp này.
Cô mô tả đây là một trong những thói quen “sung sướng” nhất của mình. Ngoài ra, Ayisha còn chia sẻ việc làm sạch tai cũng có thể giúp chúng ta nghe âm thanh một cách chi tiết và rõ ràng hơn. Theo Tonia L. Farmer, một bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng đến từ Ohio, phương pháp này an toàn đúng như những gì Ayisha chia sẻ.
Thế nhưng, theo các chuyên gia y tế, lại không nên sử dụng oxy già nếu xuất hiện vết thương ở bên trong tai hoặc tại màng nhĩ. Việc sử dụng dung dịch sát khuẩn này trong những trường hợp như trên chỉ nên được thực hiện dưới sự chỉ dẫn của nhân viên y tế.
Để làm sạch tai tại nhà, bà chuyên gia y tế khuyên mọi người chỉ nên nhỏ 5-10 giọt oxy già vào ống tai và để nguyên trong 5 phút, tương tự như cách làm của Ayisha. Sau đó, mọi người nên ngồi dậy và nghiêng đầu để dung dịch cùng ráy tai có thể trôi ra ngoài. Cuối cùng, hãy sử dụng khăn tắm hoặc một loại khăn mềm để lau sạch sẽ.
Trên thực tế, ráy tai lại là một phần khá hữu ích khi nó giúp tạo ra một lớp màng bảo vệ tai của chúng ta khỏi bụi bẩn, vi khuẩn và thậm chí cả một số loại côn trùng. Việc làm sạch bên trong tai chỉ nên được thực hiện theo tần suất nhất định. Mọi người cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tự mình thực hiện điều này tại nhà.
Trước đó, đầu tháng 7, người dùng TikTok truyền tay nhau món tráng miệng mới: cho mật ong vào ngăn đá tủ lạnh. Song, chuyên gia sức khỏe cảnh báo cách làm này dễ gây tiêu chảy, ngộ độc.
Một TikToker có tên Dave Ramirez lần đầu tải lên clip ngắn, ghi lại cảnh mình dùng hai tay bóp chặt một chai đông lạnh. Thứ nước mật ong màu vàng óng chảy ra và Dave đưa vào miệng thưởng thức.
Chính clip này mở ra trào lưu mới thu hút người trẻ tham gia trên TikTok có tên #FrozenHoneyChallenge (tạm dịch: Thử thách mật ong đông lạnh). Nội dung này đã thu hút khoảng 900 triệu lượt xem.
Để "đu trend", người tham gia cần cho mật ong vào một chai nước rỗng, đặt nó trong ngăn đá tủ lạnh vài giờ. Kết quả là khối mật ong sẽ đông lại, sền sệt như thạch. Lúc này, người quay sẽ nếm thử vị của nó và ghi lại phản ứng, chia sẻ cho mọi người cùng biết.
Nhưng cũng giống như nhiều thử thách trước giờ trên nền tảng TikTok, món tráng miệng này bị cảnh báo nguy hiểm cho sức khỏe người ăn.
Sarah Rueven, một chuyên gia dinh dưỡng ở New York, cho biết ăn một lượng lớn mật ong dễ dẫn đến đau bụng và tiêu chảy. Hậu quả này đã được một số TikToker chứng thực bởi chính họ đã trải qua khi nếm thử mật ong đông lạnh.
"Hầu hết thử thách lan truyền trên TikTok mang tính trào lưu, không có nhiều giá trị và khá ngớ ngẩn. Mọi người có thể tận dụng lợi ích của mật ong tốt hơn thế", Sarah cho hay.
Theo nữ chuyên gia dinh dưỡng, việc tiêu thụ một lượng lớn mật ong trong thời gian kéo dài có thể gây ra tăng cân, rối loạn ăn uống, có hại cho răng, đầy hơi, đau dạ dày vì chúng tạo ra lượng đường quá mức mà cơ thể cần.
Giáo sư Dana Hunnes đến từ Trường Y tế Công cộng UCLA Fielding (Mỹ) đưa ra cảnh báo không nên cho mật ong nguyên chất vào tủ lạnh để ăn trực tiếp bởi nguy cơ ngộ độc cao.
Trong những năm qua, giáo sư Hunnes đã chứng kiến nhiều xu hướng ăn uống trên mạng xã hội trực tiếp gây ra các vấn đề có hại cho sức khỏe người trẻ. Ví dụ như thử thách hít quế - loại gia vị có thể gây tổn thương phổi và cổ họng cho người hít phải.
"Tôi thực lòng khuyên thanh, thiếu niên không nên tham gia bất kỳ thử thách hay trào lưu ăn uống nào trên Internet. Chúng ta có đủ lý do để tránh tiêu thụ quá mức một lượng lớn loại thực phẩm nào đó", cô bày tỏ.