Trung Quốc đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế số, thương mại điện tử xuyên biên giới, tham gia tích cực vào Hiệp định RCEP và đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng.
Trung Quốc đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế số, thương mại điện tử xuyên biên giới, tham gia tích cực vào Hiệp định RCEP và đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng.
Bộ Công thương đề nghị Trung Quốc khôi phục thông quan tại cửa khẩu | |
Nhà giàu Trung Quốc hết thời khoe của, sống ảo trên mạng |
Tờ Chinadaily đã điểm những chính đường hướng phát triển của nền kinh tế số hai thế giới. Với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đó là một chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng vừa phải, thanh khoản hợp lý. Hỗ trợ cho sự phát triển của fintech, tăng cường chống độc quyền, thúc đẩy phát triển đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số.
Bộ Thương mại mở rộng thí điểm toàn diện cho một loạt thương mại điện tử xuyên biên giới mới. Còn Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi khu vực sản xuất, giải quyết các thách thức công nghệ chính, chuyển đổi xanh và carbon thấp.
Theo giáo sư Michael Plummer, Đại học Johns Hopkins, Mỹ, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP mà Trung Quốc tham gia cùng 14 nước khác thúc đẩy mạnh mẽ thương mại tự do và các nhà sản xuất tiên tiến khu vực Đông Bắc Á Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Ước tính, RCEP tăng thu nhập mỗi năm cho khối 245 tỷ USD và tạo 2,8 triệu việc làm.
Với điểm sáng đầu tư hạ tầng giao thông thì chỉ riêng đường sắt cao tốc chiếm hơn 2/3 tổng chiều dài đường sắt cao tốc của thế giới - nhiều báo thông tin, tuyến đường sắt cao tốc Anqing-Jiujiang nối tỉnh An Huy - Giang Tây dài 176 km, vận tốc 350 km/h đi vào hoạt động, nâng tổng chiều dài của mạng lưới đường sắt cao tốc lên hơn 40 ngàn km, tương đương với chiều dài của đường xích đạo. Đến 2035, nước này sẽ xây dựng thêm 70 nghìn km. Một đường hầm dưới lòng hồ dài 10,8 km - Đường hầm Thái Hồ, tỉnh Giang Tô thiết kế như đường cao tốc hai chiều, 6 làn xe.