Nguồn cung nhà ở giảm kỷ lục vì 'điểm nghẽn' pháp lý

Thứ năm, 28/01/2021 | 20:12 Theo dõi CFĐT trên
Nguồn cung nhà ở hiện đang lao dốc vì các
Nguồn cung nhà ở hiện đang lao dốc vì các "điểm nghẽn" về mặt pháp lý

Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) vừa công bố danh sách các "điểm nghẽn" trong pháp lý đã và đang đe dọa thị trường bất động sản nhà ở, làm thu hẹp lại rổ hàng, đẩy thị trường đến tình trạng khan hiếm sản phẩm. Đây là một trong những lý do chính làm cho giá bất động sản bị đội lên rất cao bất chấp ảnh hưởng của Covid-19.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết, những "điểm nghẽn" pháp lý này đã khiến nguồn cung nhà bị đóng băng trong nhiều năm liền, đặc biệt sự sa sút sản lượng nhà ở trong năm 2020 trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp càng làm trầm trọng thêm khó khăn của thị trường này.

Theo dữ liệu của nhiều đơn vị khảo sát và Sở Xây dựng TP. HCM, sản lượng nhà ở toàn thành phố năm 2020 giảm gần 60% so với 2019, đồng thời cũng là mức thấp kỷ lục trong nửa thập niên qua. Điều đáng quan ngại nhất chính là số lượng căn hộ bình dân, loại nhà vừa với túi tiền của đa số người dân lại đang chỉ còn chiếm 1% nguồn cung trong bối cảnh giá nhà vẫn leo thang bất thường. Ông Châu chỉ ra 7 điểm nghẽn pháp lý đã phong tỏa nguồn cung nhà ở thời gian qua.

Đầu tiên, hiện đang tồn đọng các vướng mắc về thực hiện thủ tục Quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư, dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp. Thứ hai, vướng mắc do quy định dự án phải có 100% đất ở thì mới được chỉ định chủ đầu tư (quy định tại Khoản 2 Điều 22 và Khoản 4 Điều 23 Luật Nhà ở).

Thứ ba, vướng mắc trong việc xử lý các thửa đất thuộc diện Nhà nước quản lý nằm xen kẽ trong dự án. Thứ tư, vướng mắc với các dự án đã có Quyết định chủ trương đầu tư, nhưng "nhà đầu tư" không thể trình duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 vì những nhà đầu tư này không được coi là các chủ đầu tư.

Thứ năm, vướng mắc về công tác xác định giá của đất nằm trong dự án, thẩm định giá đất qua đó tính tiền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận (sổ hồng) cho chủ đầu tư dự án nhà ở và người mua nhà bị kéo dài, thường mất trên dưới 3 năm.

Thứ sáu, vướng mắc do cơ quan có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp phải nộp tiền sử dụng đất dự án nhà ở, thì mới được công nhận chủ đầu tư, được cấp Giấy phép xây dựng. Trong khi đó, Luật Đất đai, Luật Xây dựng và Luật Kinh doanh bất động sản chỉ yêu cầu các doanh nghiệp phải nộp tiền sử dụng đất dự án trước khi tiến hành bán sản phẩm hoặc xin cấp giấy chứng nhận (sổ đỏ). Các bộ luật này không yêu cầu phải nộp tiền sử dụng đất rồi mới được khởi công xây dựng.

Thứ bảy, vướng mắc trong xử lý chuyển tiếp đối với các dự án đầu tư, dự án nhà ở sử dụng quỹ đất có nguồn gốc là đất công, do sắp Nhà nước xếp lại trụ sở làm việc hay di dời nhà xưởng gây ô nhiễm

Ông Châu đánh giá, về mặt lý thuyết, một số vướng mắc về mặt pháp lý đã được giải quyết thông qua một số Văn bản Luật và Nghị định của Chính phủ vào thời điểm cuối năm 2020 nhưng vẫn cần thêm nhiều thời gian để đi vào cuộc sống trong năm 2021.

Tuy nhiên, Chủ tịch HoREA cho rằng nguyên nhân bắt nguồn từ sự thiếu đồng bộ và nhất quán, thiếu tính liên thông của một số quy phạm pháp luật, như Trung ương đã nhận định "điểm nghẽn" thể chế pháp luật là một trong 3 điểm nghẽn của nền kinh tế.

Một nguyên nhân nữa đó là do nhận thức của một phần cán bộ công chức nhà nước trong quá trình thực thi pháp luật. Chẳng hạn như trong thời gian qua, tại TP. HCM bị ách tắc, vướng mắc về quy trình thủ tục đầu tư xây dựng đối với dự án nhà ở thương mại, trong khi các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác vẫn thực hiện bình thường.

Bên cạnh đó, ông Châu cũng bày tỏ thêm quan ngại về hiện trạng TP. HCM vẫn chưa xây dựng được "quy trình thủ tục đầu tư xây dựng" phù hợp đối với  các dự án nhà ở thương mại hay dự án nhà ở xã hội. Một trong những phân khúc nhà ở/căn hộ cho tầng lớp người có thu nhập thấp hiện đang phải gồng gánh nhiều thủ tục tương tự như nhà ở thương mại là điều bất hợp lý cần phải được tháo gỡ.

Hoàng Hướng
Theo VnMedia.vn Copy
Giá đất công nghiệp là 'điểm sáng' trên thị trường bất động sản

Giá đất công nghiệp là 'điểm sáng' trên thị trường bất động sản

Theo các chuyên gia, giá đất công nghiệp đang tăng trưởng mạnh đi kèm là tỷ lệ lấp đầy cao. Có thể dự đoán phân khúc bất động sản công nghiệp sẽ tiếp tục bứt phá mạnh trong 12 tháng tới.
Những tín hiệu trên thị trường bất động sản 2021 làm nhà đầu tư lạc quan

Những tín hiệu trên thị trường bất động sản 2021 làm nhà đầu tư lạc quan

Nhiều chuyên gia và nhà đầu tư đều tin vào một thị trường bất động sản 2021 đầy lạc quan. Vậy đâu những tín hiệu  minh chứng cho niềm tin đó?
Thị trường bất động sản tại TP. HCM và Hà Nội sẽ khởi sắc trong 2021

Thị trường bất động sản tại TP. HCM và Hà Nội sẽ khởi sắc trong 2021

Trong 2021, nhiều chính sách về đầu tư, đất đai sẽ được nới lỏng, đi kèm là các gói kích thích kinh tế. Đây là lý do khiến các nhà đầu tư kỳ vọng vào sự khởi sắc của thị trường bất động sản tại TP. HCM và Hà Nội
Giãn cách các chuyến bay đi và đến Hải Phòng để ngăn ngừa Covid-19

Giãn cách các chuyến bay đi và đến Hải Phòng để ngăn ngừa Covid-19

Cục Hàng không Việt Nam vừa có công văn hỏa tốc gửi những cơ quan và đơn vị có liên quan về việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa dịch Covid-19. Theo đó, giãn cách tối đa với các chuyến bay đi và đến Hải Phòng.
Dòng người ‘sợ hãi’ rời khỏi Hạ Long vì ca nhiễm Covid-19

Dòng người ‘sợ hãi’ rời khỏi Hạ Long vì ca nhiễm Covid-19

Dòng người đứng hai bên QL18, đoạn qua địa bàn TP. Hạ Long để bắt xe khách về quê, sau khi dịch Covid-19 được phát hiện trong cộng đồng ở Quảng Ninh.
Phong tỏa TP. Chí Linh 21 ngày, dừng toàn bộ hoạt động công cộng

Phong tỏa TP. Chí Linh 21 ngày, dừng toàn bộ hoạt động công cộng

Thủ tướng đã yêu cầu phong tỏa TP. Chí Linh để hạn chế dịch bệnh lây lan theo chỉ thị số 5. Trong đó, hơn 220.000 người dân tại TP. Chí Linh sẽ bị phong tỏa, các hoạt động công cộng cũng bị dừng trong 21 ngày, bắt đầu từ buổi trưa 28/1.
Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Suốt 2 tháng đầu năm tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phân khúc nhà phố/biệt thự chỉ có một dự án thuộc giai đoạn tiếp theo mở bán với nguồn cung mới là 7 căn, giảm 42% so với cùng kỳ; tuy nhiên, không có giao dịch nào được ghi nhận.
Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Năm 2023, trên địa bàn TP. Đà Lạt chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
GP Invest lấn sân sang bất động sản công nghiệp

GP Invest lấn sân sang bất động sản công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương mới đây đã giao Sở Công thương phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, hoàn thiện hồ sơ thành lập cụm công nghiệp Thái Tân do Công ty CP Đầu tư bất động sản Toàn Cầu (GP Invest) là chủ đầu tư.
Cafe Khởi nghiệp