Nền kinh tế Trung Quốc sẽ không vượt qua được Mỹ cho đến năm 2060?

Thứ ba, 25/10/2022 | 10:37 Theo dõi CFĐT trên

Khi bắt tay vào nhiệm kỳ thứ ba, mục tiêu của Chủ tịch Tập Cận Bình là đưa Trung Quốc trở thành một quốc gia phát triển ở mức trung bình trong thập kỷ tới. Điều này đồng nghĩa với việc nền kinh tế Trung Quốc sẽ cần phải mở rộng với tốc độ khoảng 5%. Nhưng các xu hướng cơ bản như nhân khẩu học xấu, nợ nần chồng chất và tăng trưởng năng suất giảm sút cho thấy tiềm năng tăng trưởng chung của đất nước Trung Quốc chỉ bằng một nửa tốc độ nói trên.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Những tác động của việc Trung Quốc tăng trưởng ở mức 2,5% vẫn chưa được phân tích đầy đủ, kể cả ở Bắc Kinh. Tuy  nhiên, có một điều là giả sử Mỹ tăng trưởng ở mức 1,5%, với tỷ lệ lạm phát tương tự và tỷ giá hối đoái ổn định, Trung Quốc sẽ không vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới cho đến năm 2060.

Tăng trưởng trong dài hạn phụ thuộc vào việc nhiều lao động sử dụng vốn hơn và sử dụng vốn hiệu quả hơn (năng suất). Trung Quốc, với dân số thu hẹp và tăng trưởng năng suất giảm, đã và đang phát triển bằng cách bơm thêm vốn vào nền kinh tế với tốc độ không bền vững.

Trung Quốc hiện là một quốc gia có thu nhập trung bình - một giai đoạn mà nhiều nền kinh tế thường bắt đầu tăng trưởng chậm lại. Thu nhập bình quân đầu người của nước này hiện là 12.500 USD, bằng 1/5 so với Mỹ. Có 38 nền kinh tế tiên tiến hiện nay và tất cả đều tăng trưởng vượt qua mức thu nhập 12.500 đô la trong những thập kỷ sau chiến tranh thế giới thứ hai - hầu hết đều tăng lên một cách dần dần. Chỉ có 19 nước tăng trưởng ở mức 2,5% hoặc nhanh hơn trong 10 năm tiếp theo và đã làm được như vậy với sự thúc đẩy từ lực lượng lao động lớn hơn; trung bình dân số trong độ tuổi lao động tăng 1,2% một năm. Chỉ có hai nước (Lithuania và Latvia) có lực lượng lao động bị thu hẹp.

Trung Quốc là một ngoại lệ. Đây sẽ là quốc gia có thu nhập trung bình lớn đầu tiên duy trì mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 2,5% bất chấp sự suy giảm dân số trong độ tuổi lao động, bắt đầu từ năm 2015. Và ở Trung Quốc, sự sụt giảm này đang diễn ra mạnh mẽ, theo hướng thu hẹp với tốc độ hàng năm gần 0,5% trong những thập kỷ tới. Sau đó là nợ. Trong 19 quốc gia duy trì mức tăng trưởng 2,5% sau khi đạt mức thu nhập hiện tại của Trung Quốc, nợ (bao gồm nợ chính phủ, nợ của hộ gia đình và doanh nghiệp) đạt trung bình 170% GDP. Không có quốc gia nào có khoản nợ cao gần như của Trung Quốc.

Trước cuộc khủng hoảng năm 2008, các khoản nợ của Trung Quốc ổn định ở mức khoảng 150% GDP; sau đó, nước này bắt đầu bơm ra tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng, và các khoản nợ tăng vọt lên 220% GDP vào năm 2015. Nợ nần thường dẫn đến suy thoái mạnh và nền kinh tế Trung Quốc đã giảm tốc trong những năm 2010, nhưng chỉ từ 10% đến 6%. - ít hơn đáng kể so với các mô hình trước đây sẽ dự đoán.

Trung Quốc đã tránh được suy thoái sâu hơn nhờ sự bùng nổ của lĩnh vực công nghệ và quan trọng hơn là bằng cách phát hành thêm nợ. Tổng nợ lên tới 275% GDP, và phần lớn trong số đó đã tài trợ đầu tư vào bong bóng bất động sản.

Mặc dù vốn - phần lớn là đầu tư vào bất động sản - đã giúp thúc đẩy tăng trưởng GDP, nhưng tăng trưởng năng suất đã giảm một nửa xuống 0,7% trong thập kỷ trước. Hiệu quả của vốn sụp đổ. Trung Quốc hiện phải đầu tư 8 đô la để tạo ra 1 đô la tăng trưởng GDP, gấp đôi mức của một thập kỷ trước và là mức tồi tệ nhất so với bất kỳ nền kinh tế lớn nào.

Trong tình hình này, tăng trưởng 2,5% sẽ là một thành tựu. Duy trì mức tăng năng suất cơ bản 0,7% sẽ khó bù đắp được sự suy giảm dân số. Để đạt được mức tăng trưởng GDP 5%, Trung Quốc sẽ cần tốc độ tăng trưởng vốn gần với tốc độ của những năm 2010. Phần lớn số tiền đó được sử dụng vào cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống và nhà ở. Với quy mô của vụ nổ bong bóng bất động sản, có khả năng tăng trưởng vốn tổng thể sẽ giảm trở lại khoảng 2,5%.

Vào khoảng năm 2010, nhiều nhà dự báo nổi tiếng cho rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ về danh nghĩa vào năm 2020.

Vào năm 2014, một số nhà kinh tế đã tuyên bố rằng Trung Quốc đã là nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo sức mua tương đương. Các nhà kinh tế này cho rằng đồng nhân dân tệ bị định giá quá thấp và chắc chắn sẽ tăng giá so với đồng đô la, cho thấy sự thống trị của nền kinh tế Trung Quốc.

Thay vào đó, đồng tiền Trung Quốc mất giá, và nền kinh tế của nó vẫn nhỏ hơn 1/3 so với Mỹ về danh nghĩa. Tăng trưởng 2,5% là một dự báo lạc quan – một mức dự báo đã giảm nhẹ các rủi ro đối với tăng trưởng, bao gồm căng thẳng ngày càng tăng giữa Trung Quốc và các đối tác thương mại lớn, sự can thiệp ngày càng sâu của chính phủ vào khu vực tư nhân năng suất nhất - công nghệ - và lo ngại gia tăng về gánh nặng nợ.

Trung Quốc ở mức tăng trưởng 2,5% có nhiều hệ lụy lớn đối với tham vọng trở thành một siêu cường kinh tế, ngoại giao và quân sự.

Kiệt Linh
Theo VnMedia.vn Copy
Chủ tịch Đất Xanh đăng ký mua vào 10 triệu cổ phiếu doanh nghiệp

Chủ tịch Đất Xanh đăng ký mua vào 10 triệu cổ phiếu doanh nghiệp

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đất Xanh (HOSE: DXG), ông Lương Trí Thìn, mới đây đã tiến hành đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu DXG khi thị giá trở về vùng giá cuối năm 2020.
Một chỉ số kinh tế thường bị bỏ qua đang báo hiệu Mỹ chuẩn bị rơi vào suy thoái

Một chỉ số kinh tế thường bị bỏ qua đang báo hiệu Mỹ chuẩn bị rơi vào suy thoái

Nền kinh tế Mỹ đã phát đi tín hiệu cảnh báo rằng một cuộc suy thoái đang dần xuất hiện và Cục Dự trữ Liên bang có thể đang mắc phải một sai lầm chính sách khi nỗ lực kéo giảm lạm phát.
Tăng trưởng GDP quý 3 của Trung Quốc vượt dự kiến

Tăng trưởng GDP quý 3 của Trung Quốc vượt dự kiến

Nền kinh tế Trung Quốc phục hồi nhanh hơn dự đoán trong quý III. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức nếu muốn thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế mạnh hơn do các hạn chế liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19 cũng như rủi ro suy thoái toàn cầu. 
Nguồn cung căn hộ tại TP Hồ Chí Minh chỉ đáp ứng khoảng 52% nhu cầu nhà ở theo kế hoạch

Nguồn cung căn hộ tại TP Hồ Chí Minh chỉ đáp ứng khoảng 52% nhu cầu nhà ở theo kế hoạch

Chỉ tính riêng quý III/2022, nguồn cung sơ cấp thị trường căn hộ tại Thành phố Hồ Chí Minh giảm còn 6.600 căn, giảm 51% theo quý.
Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 25/10

Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 25/10

Chúng tôi xin sơ lược thông tin sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 25/10 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Chứng khoán châu Á tăng giảm đan xen

Chứng khoán châu Á tăng giảm đan xen

Trong phiên giao dịch đầu tuần (24/10), trong khi hầu hết các khu vực thuộc thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương kết ngày với sắc xanh, chứng khoán Hồng Kông và Trung Quốc ghi nhận xu hướng giảm điểm.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 2/2024 (từ ngày 16/2 đến ngày 29/2/2024) đạt 28,41 tỷ USD, tăng 46,7% (tương ứng tăng 9,05 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 2/2024 (từ ngày 01/2 đến ngày 15/2/2024).
Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Tọa lạc tại một không gian hoàn toàn mới, cửa hàng có không gian kép đã làm mới sự hiện diện tại thành phố năng động này. Đây là cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng phong cách thiết kế nội thất mới nhất của Cartier…
Cảnh báo giả danh cơ quan thuế lừa đảo

Cảnh báo giả danh cơ quan thuế lừa đảo

Tổng cục Thuế khẳng định không ủy quyền cho bất cứ công ty hoặc cá nhân ngoài ngành thuế nào thực hiện thu thuế hộ.
Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng, thu giữ nhiều súng đạn

Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng, thu giữ nhiều súng đạn

Sau một thời gian theo dõi và lập án đấu tranh, ngày 21/3/2024 Công an huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã phá Chuyên án 124-T, bắt giữ 2 đối tượng về hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng.
Cafe Khởi nghiệp