Trong năm 2020, nền kinh tế toàn cầu đã phải trải qua một đợt suy thoái tồi tệ nhất trong 100 năm qua. Các chuyên gia nhận định rằng kinh tế thế giới có nhiều triển vọng nhưng cũng có vô số thách thức cần phải vượt qua trong năm mới.
Trong năm 2020, nền kinh tế toàn cầu đã phải trải qua một đợt suy thoái tồi tệ nhất trong 100 năm qua. Các chuyên gia nhận định rằng kinh tế thế giới có nhiều triển vọng nhưng cũng có vô số thách thức cần phải vượt qua trong năm mới.
Một trong những ảnh hưởng lớn nhất mà năm 2020 phải hứng chịu đó là việc đóng cửa biên giới vì đại dịch Covid-19. Không chỉ nhu cầu đi lại trong việc giao thương, chính trị bị đình trệ mà cả ngành du lịch đa quốc gia cũng bị ảnh hưởng rất nặng nề.
Tính tới ngày 1/11, đã có hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ đã nới lỏng các hạn chế liên quan tới đại dịch Covid-19. Các chuyên gia thuộc Tổ chức Du lịch thế giới dự báo vào năm 2021 nhu cầu du lịch quốc tế sẽ phục hồi mà chủ yếu là vào quý 3. Trong khi đó, một số ý kiến lại cho rằng sự phục hồi chỉ có thể xảy ra vào năm 2022 chiếm 20%.
Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hợp quốc trước đó cho biết thiệt hại của ngành du lịch thế giới là 730 tỷ đô la, gấp nhiều lần so với thời kỳ đại suy thoái cách đây hơn 10 năm. Trong đó, khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi đầu tiên chịu tác động của Covid-19 bị sụt giảm nặng nề nhất, giảm tới 79%; châu Phi và Trung Đông đều giảm 69%; châu Âu giảm 68%; châu Mỹ giảm 65%.
Năm 2020, cuộc đại phong tỏa đã kéo theo hàng loạt các hoạt động sản xuất, giao thương bị suy yếu dẫn đến tổng sản phẩm quốc nội của nhiều quốc gia bị giảm xuống mức kỷ lục. Chỉ số GDP toàn cầu trong 6 tháng đầu năm 2020 giảm 15,6%, lớn gấp 4 lần so với cuộc suy thoái năm 2008.
Bước sang năm 2021, kinh tế thế giới được kỳ vọng sẽ phục hồi trở lại vào mức 5,2%. Tuy nhiên, nếu những biến thể virus SARS Cov-2 lan mạnh và vaccine ngừa Covid-19 chưa thể tiếp cận toàn bộ người dân, những thành quả của sự phát triển vaccine ngừa Covid-19 đều có khả năng tiêu tan.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, tác động ban đầu của đại dịch Covid-19 với thị trường lao động ở một số quốc gia lớn gấp 10 lần so với những gì người ta quan sát được trong những tháng đầu tiên của cuộc suy thoái toàn cầu vào năm 2008.
Nhiều khả năng sự u ám của cuộc khủng hoảng vẫn sẽ đeo bám tầng lớp lao động trong năm 2021 này. Không thể phủ nhận những tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 lên toàn cầu nhưng kéo theo đó lại là sự thúc đẩy quá trình tự động hóa trong các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 hoặc không cho phép làm việc từ xa.
Tại Đại học Oxford, nhà kinh tế học Daniel Susskind cho biết rằng: “Máy móc không đổ bệnh, không cần cách ly để bảo vệ đồng nghiệp, không cần nghỉ làm". Theo công ty tư vấn toàn cầu McKinsey cũng cho biết, ngay cả trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, ước tính vào năm 2030, tự động hóa sẽ thay thế 132.000 công nhân ở Mỹ và đại dịch Covid-19 đang đẩy nhanh tiến độ này.
Trong năm 2020, hầu hết chính phủ các quốc gia đều mạnh tay với việc chi ngân sách để hỗ trợ bảo vệ cuộc sống cho người lao động. Theo IMF, tính đến tháng 10, tổng các nước đã chi tới 12.000 tỷ đô la để giảm bớt những tác động của đại dịch Covid-19 với nền kinh tế.
Nợ công toàn cầu lên mức cao nhất mọi thời đại khi các quốc gia chi ngân sách để hỗ trợ bảo vệ cuộc sống cho người lao động nhưng các chính phủ không nên rút những gói kích thích này quá sớm.
Báo cáo cập nhật triển vọng ngân sách tại Mỹ cho thấy nợ chính phủ của nước này có thể vượt quy mô nền kinh tế Mỹ trong tài khóa 2021, bắt đầu từ tháng 10/2020. Kể từ năm 1946, đây sẽ là mức cao nhất do các khoản chi lớn của nước này nhằm ứng phó dịch bệnh.
Tại thời điểm tình trạng lây lan dịch bệnh Covid-19 lên đỉnh điểm, các ngân hàng trung ương cũng hỗ trợ kinh tế bằng cách cắt giảm lãi suất và đưa nhiều khoản lãi xuống mức thấp kỷ lục để giúp các chính phủ quản lý nợ của mình.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ cho biết họ sẽ không tăng lãi suất trước cuối năm 2023. Trong khi đó, Anh và châu Âu cũng tiếp tục thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, do đó đồng đô la dự báo sẽ tiếp tục đà giảm giá. Ở các nền kinh tế lớn, đa số các ngân hàng trung ương cũng đã tăng cường mua tài sản nhằm tìm cách hỗ trợ các nền kinh tế của họ trước những ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 gây ra.
Bên cạnh đó, năm 2021, có thể được xem là một năm mang tính bản lề đối với hoạt động số hóa tiền tệ. Sau khi đồng tiền số Bitcoin hôm 27/12 đạt mức giá cao kỷ lục 28.000 đô la. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thúc đẩy số hóa đồng Nhân dân tệ. Kế hoạch thử nghiệm đồng tiền kỹ thuật số được Nhật Bản và Hàn Quốc thực hiện.
Nhìn chung, trong năm 2020, nền kinh tế toàn cầu có nhiều triển vọng phát triển nhưng cũng không ít những thách thức. Theo phân tích của các nhà kinh tế, năm 2021 là sự lạc quan cùng tâm lý thận trọng, đồng thời là niềm tin của sự hồi phục trong hoạt động kinh tế toàn cầu.