Con người không thể nghèo cả đời, nếu ai đó nghèo cả đời mà không thể tự thay đổi mình thì chắc có lẽ đó là do suy nghĩ lệch lạc từ trong xương máu.
Trên thực tế, có những tư duy của người giàu tuy không thể giúp một người trở nên giàu có ngay lập tức, nhưng ít nhất nó cũng mang lại sự thay đổi trong suy nghĩ và mục tiêu để người nghèo thoát nghèo.
Khi bạn nghèo khó và bị người khác coi thường, đừng đổ lỗi cho sự dè bỉu của họ, mà hãy cố gắng tìm ra nguyên nhân từ trong suy nghĩ của bản thân, từ đó học hỏi và phát triển tư duy làm giàu thì mới thành công.
Có mục tiêu thì tốt, nhưng để đạt được thì phải làm sao? Có những kiểu "tư duy người giàu" mà người nghèo cần nên nhớ.
Ba kiểu tư duy giúp nắm được quyền tự do tài chính
Tác giả của cuốn "Từ điển tiếng Anh" đầu tiên Samuel Johnson từng nói: "Người vừa biết tiêu tiền lại vừa biết kiếm tiền là người hạnh phúc nhất thế gian. Bởi vì họ có thể cùng lúc hưởng thụ hai niềm vui."
Cuốn sách "Dùng tiền đẻ ra tiền: Cẩm nang tài chính đầu tiên của bạn" là một cuốn sách sẽ dạy bạn cách kiếm tiền. Với ngôn ngữ đơn giản, súc tích, tác giả đã biến những nội dung khô khan như cổ phiếu, bảo hiểm, vàng, ngoại hối, trái phiếu, dự trữ,…trở nên sinh động gần gũi. Tất cả các phương pháp được đưa vào sách đều mang tính ứng dụng cao. Chỉ cần nhìn là hiểu, học là biết, bắt tay vào là hoàn toàn có thể thực hiện được.
Cuốn sách đã nhắc tới ba kiểu tư duy giúp bạn nắm được quyền tự do tài chính của một người:
Đầu tiên là tư duy biết tôn trọng đồng tiền. Người tôn trọng đồng tiền là người không bao giờ có những khoản chi vô ích. Mỗi một đồng tiền bỏ ra đều sẽ có lý do riêng của nó. Việc tiêu tiền luôn nằm trong tầm kiểm soát của bản thân.
Những biểu hiện không biết tôn trọng đồng tiền như không phân chia và không ghi chép lại chi tiêu theo từng mục, không có mức dự toán chính xác cho từng mục chi tiêu, không có kế hoạch tài chính theo năm dựa trên mức thu nhập, chi tiêu và đầu tư của bản thân. Đây chính là những điều sẽ làm bạn nghèo càng thêm nghèo.
Thứ hai là tư duy tiêu dùng mà không cần quan tâm đến sự tiêu dùng của người khác. Những người khác mặc quần áo gì, đi xe nào vốn chẳng hề liên quan đến bạn. Người biết kiểm soát chi tiêu cá nhân sẽ hiểu, bất cứ xu hướng hay phong cách nào đều chỉ là nhất thời và sẽ sớm bị thay thế. Việc đổ tiền để chạy theo xu hướng vốn không phải là sự lựa chọn thông minh. Do đó, họ sẽ không bị cuốn vào "cuộc chạy đua tiêu tiền" với những người xung quanh, để rồi vừa mất tiền mà cũng mất vui.
Cuối cùng là tư duy đa dạng hóa nguồn đầu tư. Đừng bao giờ bỏ hết trứng vào một giỏ. Tư duy đầu tư thường thấy ở người giàu chính là tiết kiệm thu nhập và đầu tư tiền tích kiệm vào nhiều loại hình đầu tư khác nhau. Những người này thường tự tin vào chiến lược đầu tư của mình. Bởi vì, họ đã dành nhiều thời gian hơn so với người khác để đi nghiên cứu và học hỏi về đầu tư. Họ rất hiếm khi dựa vào các cố vấn tài chính. Tài khoản hưu trí và bất động sản là những loại hình đầu tư ưa thích của họ.
Hãy tập cho bản thân hình thành thói quen quản lý tốt tài chính, kiểm soát chi tiêu cá nhân
Một người liệu có thể kiếm được bao nhiêu tiền? Số tiền một người kiếm ra không chỉ được quyết định bởi sự chăm chỉ cần cù mà còn đến từ sự lựa chọn và nhận thức của họ. Cho dù bạn đang làm nghề gì, hãy nhớ đừng chỉ nhìn vào những con số và lợi ích trước mắt. Hãy tập cho bản thân hình thành thói quen quản lý tốt tài chính cá nhân. Bên cạnh đó, bạn cũng cần biết cách kiểm soát chi tiêu cá nhân và gia đình cũng như thiết lập kế hoạch tài chính phù hợp.
Cuốn sách "Dùng tiền đẻ ra tiền" đã chỉ ra sáu thói quen tốt để thực hiện quản lý tài chính cá nhân. Một là chi tiêu hợp lý. Hai là phải để ra một khoản tiền tích kiệm mỗi tháng. Ba là kiên trì ghi chép chi tiêu mỗi ngày. Bốn là chỉ dùng một thẻ tín dụng. Năm là đem tiền nhàn rỗi đi đầu tư. Sáu là bảo vệ hồ sơ tín dụng cá nhân.
Trên cơ sở này, tác giả đã phân tích chi tiết về 12 biện pháp cơ bản để thực hiện quản lý tài chính cá nhân. Bên cạnh đó, tác giả cũng giải đáp nhiều câu hỏi như: Làm thế nào để lựa tìm ra hình thức đầu tư phù hợp nhất? Có những cách nào để huy động vốn? Làm thế nào để xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân cho từng giai đoạn? Cuốn sách này sẽ cung cấp cho bạn những khái niệm cơ bản và mức độ rủi ro về các sản phẩm tài chính. Từ đó, bạn sẽ có cái nhìn đúng đắn về đầu tư và quản lý tài chính.
=> Xem thêm: Lý do gì khiến những người hạnh phúc luôn kiếm được nhiều tiền và dễ dàng trở nên giàu có hơn?
Học là vô tận, chăm đọc sách
Một thống kê cho thấy 88% người giàu đọc sách ít nhất nửa tiếng mỗi ngày.
Trong số đó, 94% người giàu có thể đọc tin tức thời sự, 79% người giàu có thể đọc các tài liệu liên quan đến lĩnh vực mà họ đang làm, 63% người giàu có thể nghe sách nói trên đường đi làm về, 58% người giàu đọc tiểu sử của những người nổi tiếng, 53% người giàu sẽ đọc sách cải thiện bản thân.
Mặc dù số liệu trên có thể sai lệch, nhưng có một điều chắc chắn rằng người giàu thường đọc sách. Người nghèo không có tiền, nhưng họ có nhiều thời gian và họ sẽ dành khoảng thời gian nhàm chán vô giá trị này để tiêu khiển vào việc xem phim, chơi game và xem tin tức tầm phào.
Người giàu có tiền nhưng lại thiếu thời gian. Họ luôn ngập đầu vào nhiều thứ khác nhau nhưng họ vẫn vắt kiệt thời gian hạn hẹp để đọc sách vì họ thông thạo nguyên tắc “tri thức là sức mạnh và tiền bạc". Đây là sự khác biệt khi sử dụng thời gian của người giàu và người nghèo.