Mẹo khắc phục bàn chân lạnh vào mùa đông tại nhà

Thứ ba, 29/12/2020 | 15:30 Theo dõi CFĐT trên

Những ngày này, nhiệt độ miền Bắc giảm xuống thấp, trời lạnh khiến nhiều người thường xuyên gặp tình trạng chân tay tê cóng cùng với các triệu chứng khác như tê, ngứa ran và đau kim châm. Dưới đây là các biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng trên.

Sử dụng dầu để mát-xa

Khac-phuc-ban-chan-lanh-1
Sử dụng dầu để mát-xa

Mát-xa bằng dầu là một liệu pháp truyền thống có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi. Một số loại dầu được thoa lên da như dầu mù tạt, ô liu, dầu mè và dầu hạt hướng dương giúp mang lại cảm giác thoải mái. Dầu không chỉ có đặc tính chống viêm mà còn giúp thúc đẩy quá trình chữa lành da và cung cấp máu cho khu vực này.

Cách làm rất đơn giản. Lấy 1 số loại dầu như mù tạt, ô liu, dầu mè rồi làm ấm, sau đó thoa lên bàn chân rồi mát-xa nhẹ nhàng khoảng 5 - 10 phút, trước khi đi tất. Thực hiện thao tác này trước khi đi ngủ mỗi ngày có thể giúp giữ ấm cho bàn chân trong khi ngủ.

Khắc phục chân lạnh bằng thủy liệu pháp

Khac-phuc-ban-chan-lanh-2
Khắc phục chân lạnh bằng thủy liệu pháp

Thủy liệu pháp là quá trình sử dụng nước (nóng, lạnh, hơi nước, nước đá) để điều trị các bệnh khác nhau. Ngâm chân trong nước ấm và nước lạnh đều ảnh hưởng đến hệ tim mạch và thần kinh cơ. Nước ấm sẽ có tác dụng thúc đẩy lưu lượng máu, còn nước lạnh thì lại giúp giảm đau.

Lấy một chậu nước lạnh và một chậu nước nóng thực hiện ngâm chân luân phiên ở cả hai chậu trong khoảng 10-15 phút. Sau đó lau khô chân và đi tất. Làm mỗi ngày một lần.

Trà gừng

Khac-phuc-ban-chan-lanh-4
Trà gừng giúp tăng thân nhiệt

Gừng được biết đến với tác dụng tuyệt vời trong việc giúp tăng thân nhiệt. Các polyphenol tự nhiên trong gừng không chỉ giúp cải thiện lưu thông máu mà còn có tác dụng làm ấm cơ thể, bao gồm cả bàn chân. Gừng có tác dụng giúp cải thiện tuần hoàn ngoại vi thúc đẩy quá trình sinh nhiệt, do đó giảm nhạy cảm với lạnh.

Cách làm chỉ đơn giản là chuẩn bị khoảng 2, 3 miếng gừng cho vào nước sôi, sau đó ngâm 5-7 phút rồi uống.

Thực phẩm giàu sắt, folate và vitamin B12

Khac-phuc-ban-chan-lanh-5
Thực phẩm giàu sắt, folate và vitamin B12

Những chất dinh dưỡng quan trọng bao gồm sắt, folate, vitamin B12 đều cần thiết cho cơ thể để tạo hồng cầu (sắt), vận chuyển oxy đến các bộ phận của cơ thể (vitamin B12) và đồng thời cải thiện lưu lượng máu (folate). Bởi lẽ, thiếu máu và vitamin là những nguyên nhân nổi bật khiến bàn chân bị lạnh.

Tiêu thụ thực phẩm giàu sắt, folate và vitamin B12 là việc cần làm để giữ cho đôi chân được ấm hơn. Nhóm thực phẩm này bao gồm chà là, các loại đậu, rau bina, thịt, táo, ô liu, quả mơ khô và củ dền.

Ngâm chân với muối Epsom

Khac-phuc-ban-chan-lanh-6
Ngâm chân với muối Epsom

Magiê trong muối Epsom giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả và cải thiện hệ thần kinh trung ương (CNS). Bên cạnh đó, tắm muối Epsom có ​​thể giúp cải thiện lưu thông máu, giúp chân ấm áp vào mùa đông. Những người mắc bệnh tiểu đường cần chú ý trong lúc ngâm chân nước ấm vì có thể vô tình bị bỏng do không có cảm giác ở khu vực này.

Lấy khoảng 2-3 thìa cà phê muối Epsom hòa vào một chậu nước ấm, sau đó ngâm chân trong nước khoảng 10 phút. Cuối cùng là làm khô chân và đi tất.

Tập thể dục

Khac-phuc-ban-chan-lanh-7
Để giữ cho đôi chân được ấm trong mùa đông, bạn cần thực hiện các bài tập chân thường xuyên

Các bài tập chân có thể giúp cải thiện lưu thông máu và làm ấm bàn chân như đi bộ bằng gót chân, sau đó đến các ngón chân và thực hiện xoay bàn chân theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Thể dục thường xuyên là việc cần thiết để giữ ấm cho đôi chân, đặc biệt là trong mùa đông.

Rau má

Khac-phuc-ban-chan-lanh-8
Rau má có tác dụng tuyệt vời trong việc cải thiện lưu thông máu và giảm sưng tấy

Rau má có tác dụng tuyệt vời trong việc cải thiện lưu thông máu và giảm sưng tấy, ngoài đặc tính phòng bệnh tiểu đường, bảo vệ thần kinh, chữa lành vết thương và giảm căng thẳng. Trong rau má có chứa flavonoid, tannin, polyphenol và các loại dầu dễ bay hơi có hiệu quả trong việc điều trị bàn chân lạnh và các triệu chứng liên quan.

Xoa bóp bàn chân với các loại kem có chứa chiết xuất rau má để giữ chân được ấm hơn. Hoặc dùng thảo mộc bằng đường uống sau khi đã tham khảo ý kiến ​​chuyên gia y tế.

Ớt

Khac-phuc-ban-chan-lanh-9
Rắc khoảng nửa thìa ớt cayenne nghiền nát vào găng tay và tất của bạn rồi mang chúng để giữ ấm chân tay trong mùa đông

Chất Capsaicin có trong ớt có tác dụng làm giảm các cytokine gây viêm và thúc đẩy giãn mạch. Ớt có thể là một thực phẩm tuyệt vời để giữ ấm cho bàn chân và cải thiện lưu thông máu trong cơ thể, đặc biệt với những người có bàn chân lạnh do bệnh tiểu đường và cholesterol cao.

Rắc khoảng nửa thìa ớt cayenne nghiền nát vào găng tay và tất của bạn rồi mang chúng để giữ ấm chân tay trong mùa đông này.

Đệm sưởi

Làm ấm miếng đệm nóng trước khi đi ngủ có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Điều này tương tự như ngâm chân với nước ấm. Đệm sưởi sẽ giúp làm dịu các cơ bị đau, cải thiện tuần hoàn máu và làm ấm bàn chân.

Để chân không bị lạnh thì bạn cần đặt miếng đệm sưởi hoặc chai nước nóng dưới chân. Khi đi ngủ cần tránh sử dụng thiết bị ở vùng da bị tổn thương.

Thu Nguyên
Theo VnMedia.vn Copy
Mẹo phòng bệnh đúng cách khi trời lạnh

Mẹo phòng bệnh đúng cách khi trời lạnh

Những ngày cuối tháng 12, thời tiết miền Bắc chuyển rét đậm. Để biết cách chăm sóc sức khỏe đúng cách khi trời lạnh, hãy bỏ túi ngay một số mẹo nhỏ sau nhé.
Miền bắc đón đợt rét đậm, làm gì để giữ ấm cơ thể trong thời tiết đại hàn?

Miền bắc đón đợt rét đậm, làm gì để giữ ấm cơ thể trong thời tiết đại hàn?

Trung tâm khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, từ ngày 30/12 ở miền Bắc đón đợt rét đậm, rét hại thứ hai của mùa đông của năm nay với nền nhiệt độ thấp nhất phổ biến 8-11 độ C, vùng núi 5-8 độ C, vùng núi cao dưới 3 độ, có nơi dưới 0 độ C. Vậy để giữ sức khỏe trong thời gian này bạn cần phải biết cách giữ ấm cơ thể.
Lười vận động làm tăng nguy cơ tử vong sớm

Lười vận động làm tăng nguy cơ tử vong sớm

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, mỗi ngày hoạt động từ 30 đến 40 phút với cường độ trung bình có thể giúp giảm thiểu nguy tử vong sớm.
Bộ trưởng Tài chính lên tiếng về Nghị định 126

Bộ trưởng Tài chính lên tiếng về Nghị định 126

Sau thời gian dài gây tranh cãi, chiều 26/12, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định Nghị định 126 phù hợp với thông lệ quốc tế.
'Cuộc chiến' thương hiệu giữa các 'ông lớn' với những màn marketing khó đỡ

'Cuộc chiến' thương hiệu giữa các 'ông lớn' với những màn marketing khó đỡ

Thị trường kinh doanh luôn tồn tại những màn cạnh tranh nảy lửa giữa các thương hiệu. Đôi khi, cuộc chiến thương hiệu bỗng trở nên thú vị khi các ông lớn quyết tâm "chơi lầy" bằng những màn marketing khó đỡ.
Trung Quốc siết kiểm soát các 'ông lớn' công nghệ trong nước

Trung Quốc siết kiểm soát các 'ông lớn' công nghệ trong nước

Sau Alibaba, Trung Quốc đang đưa ra một loạt động thái kiểm soát sau thời gian chứng kiến các hãng công nghệ tự do phát triển tới quy mô thống trị cả nền kinh tế.
Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ khi thời tiết diễn biến thất thường

Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ khi thời tiết diễn biến thất thường

Thời tiết thay đổi đột ngột, từ nắng sang mưa, từ nóng sang lạnh với những diễn biến phức tạp, là thời điểm trẻ em dễ bị suy giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh.
Procare Colos+ - bảo vệ sức khoẻ toàn diện

Procare Colos+ - bảo vệ sức khoẻ toàn diện

Procare là một trong những dòng sản phẩm chiến lược tập trung trọng điểm của công ty Cổ Phần Dược Phẩm Quốc Tế BP Happy Wind - một trong những công ty làm trong ngành dược phẩm nhiều năm nay.
Người Việt ăn thiếu rau, nhưng lại thừa muối: Nhiều hệ luỵ sức khoẻ

Người Việt ăn thiếu rau, nhưng lại thừa muối: Nhiều hệ luỵ sức khoẻ

Theo Bộ Y tế, có 8,7% số người luôn luôn hoặc thường xuyên ăn thức ăn chế biến sẵn có hàm lượng muối cao. Trung bình một người trưởng thành tiêu thụ 8,1g muối trong một ngày.
TP.HCM triển khai thử nghiệm công cụ cảnh báo sớm về 'tình hình sức khoẻ tài chính bệnh viện'

TP.HCM triển khai thử nghiệm công cụ cảnh báo sớm về "tình hình sức khoẻ tài chính bệnh viện"

Hệ thống cảnh báo này do Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh phối hợp với ngân hàng triển khai xây dựng.
Cafe Khởi nghiệp