M&A bất động sản tiếp tục sôi động khi kinh tế dần phục hồi

Thứ bảy, 09/04/2022 | 16:57 Theo dõi CFĐT trên

Trái ngược với dự kiến của một số chuyên gia về nguy cơ xảy ra "bong bóng" bất động sản, thị trường mua bán - sáp nhập (M&A) bất động sản quý I/2022 vẫn diễn ra sôi động với hàng loạt thương vụ lớn.

Các dự án căn hộ cao cấp của Tập đoàn Novaland tại TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Trần Xuân Tình/TTXVN
Các dự án căn hộ cao cấp của Tập đoàn Novaland tại TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Trần Xuân Tình/TTXVN

Các doanh nghiệp bất động sản liên tục thâu tóm thêm nhiều quỹ đất lớn.
Theo số liệu thống kê quý I, GDP Việt Nam đạt mức tăng trưởng là 5,03%. Vốn đăng ký đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào thị trường Việt Nam đạt 3,2 tỷ USD. Vốn FDI giải ngân lên đến 4,42 tỷ USD. Đây là mức tăng cao nhất trong nửa thập kỷ qua và tăng với 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, sau công nghiệp chế biến chế tạo, bất động sản hiện là lĩnh vực nhận được nguồn vốn FDI lớn thứ hai liên tiếp trong 10 năm qua.

Riêng quý I, thị trường bất động sản đã chứng kiến thêm một số số thương vụ M&A nổi bật ở Thành phố Hồ Chí Minh như cái "bắt tay" giữa Novaland và Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất TM Tài Nguyên để khởi động lại dự án Grand Sentosa (tên cũ Kenton Node), diện tích 11 ha ở khu vực Nhà Bè. Tương tự, ở khu vực quận 1, tòa nhà Saigon One Tower đã được đổi tên thành IFC One Tower do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển VivaLand quản lý. Ở khu vực Đồng Nai, dự án Swan Bay với diện tích khoảng 200 ha sẽ được tiếp tục phát triển bởi Công ty CP Địa ốc Phú Long.

Tổng giá trị các giao dịch M&A trong quý I cao hơn cả tổng giá trị từng năm 2019-2021. Phân khúc văn phòng chiếm 58% tổng giá trị giao dịch, trong khi phân khúc công nghiệp và nhà ở lần lượt chiếm 28% và 13%. Đáng chú ý, Hà Nội có tổng lượng giao dịch lớn nhất cả nước, nhờ vào thương vụ chuyển nhượng tòa nhà văn phòng hạng A Capital Place (Ba Đình, Hà Nội) từ CapitaLand Development sang Viva Land với tổng trị giá 550 triệu USD.

Bà Trang Bùi - Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam nhận định, tổng nguồn cung văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội chỉ xấp xỉ bằng Bangkok, chủ yếu bao gồm các tòa nhà hạng B và C; các tài sản hạng A vốn được các doanh nghiệp FDI săn đón lại rất khan hiểm. Chính vì vậy, ngay khi người lao động được quay trở lại văn phòng sau một thời gian dài áp dụng hạn chế di chuyển, đã thúc đẩy giao dịch M&A văn phòng vươn lên vị trí dẫn đầu.

Từ năm 2017 đến nay, khẩu vị của nhà đầu tư chủ yếu vẫn nhắm đến các loại tài sản truyền thống bao gồm thị trường nhà ở, khu đất phát triển, công nghiệp, văn phòng và bán lẻ; trong đó, 76% các giao dịch nhà ở tập trung ở Tp. Hồ Chí Minh; trong khi Bắc Ninh, Đồng Nai và Bình Dương chiếm hơn 50% tỷ trọng đầu tư bất động sản công nghiệp; Hà Nội sở hữu 65% tỷ trọng giao dịch khách sạn.

Theo bà Trang, trong quá trình làm việc với các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã cho thấy sự quan tâm đáng kể đến việc phát triển dự án bất động sản từ dự án căn hộ cho đến bất động sản công nghiệp, thương mại và bất động sản ứng dụng. Thị trường cũng sẽ chứng kiến câu chuyện phục hồi mạnh mẽ ở các mảng du lịch nghỉ dưỡng và bán lẻ, vốn đã bị kìm hãm trong thời gian qua nhờ mở cửa các đường bay quốc tế trở lại. Thị trường bất động sản nhà ở cũng được kỳ vọng sẽ tích cực nhờ vào gói đầu tư hạ tầng 114 nghìn tỷ USD đã được Quốc hội thông qua - bà Trang dự báo.

Mặt khác, do thị trường "thống trị" bởi nhà đầu tư nội địa, nhiều nhà đầu tư quốc tế vẫn ưa chuộng tham gia bằng hình thức liên doanh với các đối tác trong nước. Hầu hết các nhà đầu tư tham gia vào các thương vụ liên doanh và M&A chứ không phải là các giao dịch bất động sản thuần túy. Bà Trang nhận định, nguồn tiền đầu tư không hề thiếu nhưng khó khăn lại nằm ở cơ hội. Rào cản lớn nhất là việc khan hiếm quỹ đất phù hợp trong các đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội để phát triển dự án.

Bên cạnh đó, một trong những điều quan trọng nhất đối với các nhà đầu tư quốc tế là tính minh bạch. "Thị trường càng minh bạch thì nhà đầu tư nước ngoài càng quan tâm. Nếu thị trường không đủ minh bạch, không có đủ thông tin và dữ liệu, giao dịch chậm và quyền sở hữu đất đai không rõ ràng - tất cả đều đặt ra thách thức cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài có nhiều vốn, đang chờ được đầu tư vào bất động sản. Họ muốn hợp tác với các nhà đầu tư địa phương, nhưng họ cần giao dịch diễn ra nhanh chóng", bà Trang chia sẻ.

Vừa qua, Chính phủ đã thống nhất xây dựng Luật Nhà ở sửa đổi và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi, sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ tư, tháng 10/2022. Đồng thời, có đề nghị trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) để tạo cơ sở pháp lý đối với hoạt động kinh doanh quyền sử dụng đất. Khi được thông qua, các bộ luật này sẽ có tác động lớn đến thị trường bất động sản. Hàng loạt vấn đề tồn tại liên quan đến thị trường bất động sản như hoạt động đầu tư, thủ tục pháp lý vì hệ thống pháp luật liên quan hiện đã dần hoàn thiện nên không còn mâu thuẫn giữa các quy định trong hệ thống pháp luật về đầu tư. Điều này sẽ gỡ bỏ nhiều rào cản hiện hữu cho các hoạt động M&A bất động sản trong năm nay - chuyên gia này kỳ vọng.

Trong điều kiện tình hình kinh tế vĩ mô khả quan và các chuyến bay quốc tế đã được mở lại, chắc chắn thị trường M&A trong năm 2022 sẽ còn sôi động hơn nữa. Bởi vì "trong nguy có cơ", nhiều doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh, đã tiến hành đánh giá và lên kế hoạch phát triển dài hạn sau đại dịch. Điển hình là Novaland với chiến lược xây dựng hệ sinh thái Nova Group; hoặc Đất Xanh chi 1.040 tỷ đồng để thành lập 4 công ty con trong các lĩnh vực công nghệ, tài chính và bất động sản.

Thị trường đang phát triển và đang trưởng thành với tốc độ nhanh hơn trước đây. Các bên tham gia thị trường từ nhà phát triển dự án, nhà đầu tư, ngân hàng và các cơ quan quản lý của nhà nước đều thận trọng hơn trong mỗi hành động và vai trò của mình. Các chuyên gia có chung nhân định, năm 2022, thị trường bất động sản Việt Nam tiếp tục phát triển tốt và là năm tỏa sáng mặc dù vẫn không ít khó khăn./.

P.V
Theo VnMedia.vn Copy
“Vướng mắc” về quy định miễn tiền sử dụng đất dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư

“Vướng mắc” về quy định miễn tiền sử dụng đất dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư

Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có kiến nghị về “vướng mắc” việc thực thi quy định miễn tiền sử dụng đất dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trong công văn "V/v Đề nghị xem xét tháo gỡ “vướng mắc, bất cập” của một số quy định của một số văn bản Luật, trước hết là Luật Nhà ở 2014" .
Hà Nội muốn thu hồi loạt dự án chiếm hơn 18 triệu m2 đất

Hà Nội muốn thu hồi loạt dự án chiếm hơn 18 triệu m2 đất

Sở TN&MT Hà Nội kiến nghị thu hồi, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất đối với 29 dự án có tổng diện tích hơn 1.800 ha. Thành phố cũng sẽ rà soát dự án huy động vốn trái phép.
Hà Nội : 44 dự án đầu tư công được đề nghị phê duyệt và điều chỉnh

Hà Nội : 44 dự án đầu tư công được đề nghị phê duyệt và điều chỉnh

Sáng 8/4, tại Kỳ họp thứ 4, HĐND TP Hà Nội, Giám đốc Sở KH&ĐT Đỗ Anh Tuấn đã trình bày Tờ trình về phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư 44 dự án đầu tư công trung hạn 5 năm, giai đoạn 2021-2025, của thành phố Hà Nội.
Cổ phiếu HP tăng vọt sau thương vụ mua cổ phiếu của Berkshire

Cổ phiếu HP tăng vọt sau thương vụ mua cổ phiếu của Berkshire

Cổ phiếu của HP đóng cửa tăng 5,15 USD, tương đương 14,8% và giao dịch ở mức 40,06 USD.
Việt Nam cán mốc 5% dân số chơi chứng khoán

Việt Nam cán mốc 5% dân số chơi chứng khoán

Theo số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), số tài khoản chứng khoán mở mới của nhà đầu tư trong nước tháng 3 lập kỷ lục lịch sử.
Thương vụ M&A giữa WarnerMedia - Discovery hoàn tất

Thương vụ M&A giữa WarnerMedia - Discovery hoàn tất

Hãng WarnerMedia của AT&T Inc và Discovery Inc đã hoàn tất thương vụ sáp nhập, theo thông báo của 2 công ty hôm 8/4.
Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Suốt 2 tháng đầu năm tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phân khúc nhà phố/biệt thự chỉ có một dự án thuộc giai đoạn tiếp theo mở bán với nguồn cung mới là 7 căn, giảm 42% so với cùng kỳ; tuy nhiên, không có giao dịch nào được ghi nhận.
Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Năm 2023, trên địa bàn TP. Đà Lạt chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
Mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc - Kinh nghiệm 'xương máu' về BĐS

Mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc - Kinh nghiệm "xương máu" về BĐS

Bất động sản luôn là một lĩnh vực hấp dẫn với nhiều người. Với sự phát triển của các khu đô thị, thị trường bất động sản càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Trong đó, mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc được xem là một trong những điểm nóng trên thị trường BĐS. Nếu bạn đang có ý định mua bán nhà tại khu đô thị này, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết và kinh nghiệm quan trọng trong bài viết này.
Cafe Khởi nghiệp