Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) mới đây đã ban hành văn bản nhắc nhở Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank, HOSE: LPB) do vi phạm trong việc công bố tài liệu ĐHĐCĐ 2022.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) mới đây đã ban hành văn bản nhắc nhở Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank, HOSE: LPB) do vi phạm trong việc công bố tài liệu ĐHĐCĐ 2022.
Cụ thể, ngày 28/4 và ngày 4/5, Sở đã nhận được công bố thông tin tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên và Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên ngày 28/4 của LPB. Tiếp đó, HOSE nhận được công văn của LPB giải trình về việc công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2022 vào ngày 2/6.
Theo đó, ngày 7/3, LienVietPostBank đã công bố Nghị quyết HĐQT về việc tổ chức ĐHĐCĐ thường niên; đồng thời nêu rõ đường link công bố tài liệu tại website ngân hàng. Đây cũng là đường link công bố toàn bộ tài liệu ĐHĐCĐ.
Ngày 7/4, LPB đã công bố toàn bộ tài liệu Đại hội tại website nhưng chưa nêu rõ việc tài liệu này được đăng tải tại đường link đã gửi Sở GDCK TPHCM. Vì vậy, LPB đã thực hiện công bố thông tin bổ sung tới HOSE ngày 4/5.
Tuy nhiên, theo quy định của Thông tư 96: “Tối thiểu 21 ngày trước ngày khai mạc học ĐHĐCĐ nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn, công ty đại chúng phải công bố trên trang thông tin điện tử của công ty và của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán (trường hợp là tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch) về việc họp ĐHĐCĐ, trong đó nêu rõ đường dẫn đến toàn bộ tài liệu họp ĐHĐCĐ)”.
Như vậy, LienVietPostBank đã chậm công bố thông tin đường dẫn đến toàn bộ tài liệu họp ĐHĐCĐ 2022 trên trang của HOSE. Do đó Sở nhắc nhở và đề nghị LPB tuân thủ quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Xem thêm: Phó Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank đăng ký mua khoảng 4,9 triệu cổ phiếu LPB
Thông tin thêm về ngân hàng, ngày 28/03/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Giấy phép thành lập Ngân hàng LienVietPostBank.
Ngày 01/05/2008, Ngân hàng chính thức khai trương hoạt động. Năm 2011, sáp nhập Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện và đổi tên Ngân hàng từ Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) thành Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank).
Các đơn vị sáng lập của LPB là Công ty cổ phần Him Lam, Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA), và Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO). LPB được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) từ tháng 10/2020.
Xét về tình hình kinh doanh, kết thúc quý I/2022, LPB đã đạt hơn 1,795 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 61% so với cùng kỳ năm trước. Nếu so với với kế hoạch 4,800 tỷ đồng lãi trước thuế đặt ra cho cả năm 2022, LPB đã thực hiện được 37% chỉ sau quý đầu năm.
Bên cạnh đó, Đại hội vừa qua của LPB cũng đã thông qua kế hoạch năm 2022 với tổng tài sản tính đến cuối năm đạt 336,000 tỷ đồng, tăng 16% so với đầu năm. Trong đó, tín dụng thị trường 1 sẽ tăng 18%, ước đạt 246,650 tỷ đồng và huy động thị trường 1 tăng 18%, dự kiến ở mức 257,070 tỷ đồng.
Với hoạt động kinh doanh, LPB đặt mục tiêu đạt 1,150 tỷ đồng thu dịch vụ, tăng 34% so với năm 2021. Qua đó, Ngân hàng dự kiến đạt 4,800 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2022, tăng 32% so với kết quả đạt được của năm 2021. Tỷ lệ chia cổ tức dự kiến 15%.
Ngoài ra, trong năm nay, LPB dự kiến tăng vốn thêm gần 6,214 tỷ đồng, nâng lên mức gần 21,250 tỷ đồng.
Việc tăng vốn dự kiến được thực hiện qua ba hình thức: phát hành gần 226 triệu cp để trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu tỷ lệ 15%; chào bán riêng lẻ gần gần 96 triệu cp cho nhà đầu tư nước ngoài với tỷ sở hữu nước ngoài sau phát hành tối đa 9.99% và chào bán 300 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 16.44%.
Vốn điều lệ dự kiến tăng thêm sẽ được Ngân hàng cho vay đáp ứng nhu cầu cầu vay vốn của khách hàng và tăng quy mô vốn hoạt động.
Xem thêm: HOSE nhắc nhở Fideco do vi phạm công bố thông tin