Trong báo cáo hàng tháng mới nhất của mình, một lần nữa OPEC đã tiết lộ rằng nhóm đã không sản xuất được nhiều dầu như đã cam kết trong lần cuối cùng thảo luận về sản lượng.
Trong báo cáo hàng tháng mới nhất của mình, một lần nữa OPEC đã tiết lộ rằng nhóm đã không sản xuất được nhiều dầu như đã cam kết trong lần cuối cùng thảo luận về sản lượng.
Đáng chú ý, sự thiếu hụt lên tới khoảng 1,8 triệu/ngày và việc không đạt được mục tiêu do chính mình đề ra đã trở thành một điều “bình thường” đối với tổ chức này.
Trong khi đó, Chính phủ Liên bang Mỹ cần mua một ít dầu để bổ sung vào kho dự trữ xăng dầu chiến lược sau khi giải phóng gần 200 triệu thùng trong năm nay như một phương án chống lại lạm phát giá nhiên liệu. Tuy nhiên, các công ty khai thác dầu của Mỹ lại không vội vàng tăng sản lượng. Ngược lại, có vẻ như tăng trưởng sản xuất đã không còn là ưu tiên hàng đầu của các công ty này.
Ở một diễn biến khác, các biện pháp nhắm vào Nga mà nhiều người cho rằng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất dầu của nước này vẫn chưa xảy ra. Trên thực tế, các biện pháp trừng phạt dầu mỏ - dưới hình thức áp trần giá xuất khẩu hàng hải và cấm vận xuất khẩu sang EU - không có tác dụng đối với các lô hàng dầu mỏ rời khỏi Nga, ít nhất là cho tới hiện tại.
Morgan Stanley cho biết: “Chúng tôi duy trì quan điểm tích cực về giá dầu do nhu cầu phục hồi khi Trung Quốc mở cửa trở lại và ngành hàng không phục hồi. Hơn nữa, nguồn cung hạn chế do mức đầu tư thấp, rủi ro đối với nguồn cung của Nga, việc ngừng xả kho dầu dự trữ chiến lược cũng như hoạt động khai thác dầu đá phiến của Mỹ chậm lại".
Tuy nhiên, tình hình có thể nghiêm trọng hơn rất nhiều đối với nguồn cung, như lưu ý trong một bài bình luận về thị trường gần đây của Chủ tịch kiêm Giám đốc danh mục đầu tư của Tortoise EcoFin, ông Matt Sallee.
“Tồn kho dầu toàn cầu đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2004, Bộ Năng lượng Mỹ đã giải phóng 200 triệu thùng dầu từ Kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược trong năm nay. Song, OPEC cũng tiếp tục đấu tranh để sản xuất theo hạn ngạch đã nêu và các nhà sản xuất Mỹ cũng giúp tăng sản lượng nhưng đó là điều duy nhất họ có thể làm”, ông Matt Sallee cho hay.
Xem thêm: Tại sao các ông lớn dầu mỏ của vùng Vịnh đặt cược vào năng lượng sạch?
Đây là một mô tả khá ngắn gọn về tình hình cung cấp dầu toàn cầu, nhưng vẫn còn nhiều việc phía trước cần giải quyết.
Ví dụ như OPEC không có động lực thúc đẩy để tăng sản lượng và nhóm này sẽ chỉ làm vậy nếu chắc chắn giá dầu sẽ duy trì trên ngưỡng 100 USD/thùng trong một thời gian dài.
Bên cạnh đó, có những hạn chế nhất định đối với việc sản xuất dầu của OPEC. Bằng chứng rõ ràng nhất chính là nhóm này thường xuyên không đạt được mục tiêu của chính mình dù nhiều lần đã giảm mục tiêu.
Hầu hết các quốc gia thành viên OPEC đều có kế hoạch tăng trưởng to lớn trong khi sản lượng thực tế của các nước này vẫn ở mức thấp vì cạn kiệt tài nguyên tại các mỏ dầu và không đủ vốn để đầu tư.
Theo các chuyên gia, OPEC đã không sản xuất liên tục hơn 30 triệu thùng/ngày kể từ năm 2015-2018 khi họ cố tình làm như vậy trong nỗ lực "hạ gục" dầu đá phiến của Mỹ và ở một khía cạnh nào đó, họ đã có một số thành công tạm thời.
Thiếu thốn vốn đầu tư cũng đang trở thành một vấn đề đối với đá phiến của Mỹ, ít nhất là từ quan điểm của Nhà Trắng. Theo chính quyền ông Biden, tất cả những gì các nhà sản xuất Mỹ cần làm là chi nhiều hơn cho việc tăng cường sản xuất. Theo chính các nhà sản xuất Mỹ, triển vọng dài hạn đối với nhu cầu dầu không quá chắc chắn để đầu tư vào sản xuất nhiều hơn.
Sản lượng dầu của Mỹ khó có thể một lần nữa ghi nhận tốc độ tăng sản lượng hàng năm từ 1 triệu thùng/ngày trở lên như đã từng xảy ra trong thời gian gần đây. Các chuyên gia tin rằng tốc độ tăng trưởng từ 500.000 đến 750.000 thùng/ngày có nhiều khả năng hơn. Và đó không phải là tin tốt cho người tiêu dùng bởi vì nhu cầu, mặc dù là mục tiêu của chương trình chuyển đổi năng lượng, sẽ không sớm giảm xuống.
Xem thêm: Giá trần khí đốt có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng của EU