Kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng khoảng 4,8% trong năm 2021

Thứ tư, 25/08/2021 | 09:41 Theo dõi CFĐT trên

Dự báo trên được đưa ra trong ấn bản mới nhất của Báo cáo Điểm lại – là báo cáo cập nhật kinh tế sáu tháng về tình hình kinh tế Việt Nam vừa được ra mắt - trong đó chỉ ra những nỗi đau kinh tế liên quan đến đợt dịch COVID-19 bùng phát gần đây. Các biện pháp hạn chế đi lại của Chính phủ nhằm kiềm chế đại dịch đã có ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước.

Theo báo cáo, trong tháng 07, doanh số bán lẻ giảm 19,8% so cùng kỳ năm trước, là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 04 năm 2020, trong khi Chỉ số sức mua hàng (PMI) cũng giảm đáng kể. Về kinh tế đối ngoại, cán cân thương mại hàng hóa đã chuyển sang thâm hụt trong vài tháng qua, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài phần nào thể hiện sự thận trọng. Các chuỗi cung ứng và các khu công nghiệp bị gián đoạn do dịch COVID-19 tái bùng phát diện rộng dường như đã buộc các đơn vị xuất khẩu phải tạm thời đóng cửa nhà máy hoặc đình hoãn sản xuất.

“Nền kinh tế Việt Nam liệu có phục hồi vào nửa sau năm 2021 hay không? Điều đó còn tùy thuộc vào kết quả kiểm soát đợt dịch COVID-19 bùng phát hiện nay, hiệu quả triển khai vắc-xin, và hiệu suất của các biện pháp tài khóa nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ gia đình bị ảnh hưởng, và để kích thích phục hồi,” theo lời ông Rahul Kitchlu, Quyền Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. 

Quyền Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cũng cho biết, tuy rủi ro theo hướng suy giảm đã gia tăng, nhưng các yếu tố căn bản của nền kinh tế Việt Nam vẫn vững chắc và nền kinh tế có thể quay lại với tốc độ tăng trưởng GDP trước đại dịch ở mức từ 6,5 đến 7% từ năm 2022 trở đi.

Báo cáo khuyến nghị các cấp có thẩm quyền cần xử lý những hệ quả xã hội của khủng hoảng COVID-19 bằng cách cải thiện chiều sâu và hiệu quả của các chương trình an sinh xã hội. Các cấp chính quyền cũng cần cảnh giác với rủi ro gia tăng ở khu vực tài chính, cụ thể là cần quan tâm đến nợ xấu. Chính sách tài khóa cũng cần được quan tâm hơn nữa vì các nhà hoạch định chính sách cần tìm cách cân đối cho phù hợp giữa nhu cầu hỗ trợ phục hồi kinh tế và nhu cầu duy trì nợ công ở mức bền vững.

Bên cạnh phân tích về những xu hướng gần đây của nền kinh tế, ẩn phẩm kỳ này, dưới tiêu đề "Việt Nam số hóa - Con đường đến tương lai", đi sâu vào những gì Việt Nam cần thực hiện để đạt được tham vọng trở thành một trong những nền kinh tế số tiên tiến nhất trên thế giới. Khủng hoảng COVID-19 đã đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số của nền kinh tế trong nước khi ngày càng nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam cung cấp dịch vụ trực tuyến. Chính phủ cũng tăng cường số hóa các thủ tục và cơ sở dữ liệu của mình.

Báo cáo cho rằng, cũng giống như hầu hết các quốc gia trên thế giới, Việt Nam có trở thành công xưởng thế giới về công nghệ số hay không sẽ không phụ thuộc nhiều vào khả năng tạo ra những đột phá về công nghệ mà được quyết định bởi năng lực khai thác được nhiều nhất những công nghệ số được phát triển ở các quốc gia khác.

Ngoài hạ tầng hiện đại, có ba giải pháp được đề ra nhằm xây dựng năng lực số cho quốc gia với Chính phủ đóng vai trò trung tâm. Các nhà hoạch định chính sách cần khuyến khích các doanh nghiệp và người lao động có được những kỹ năng phù hợp để tận dụng quá trình chuyển đổi số, bồi dưỡng năng lực đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp thông qua cạnh tranh và hỗ trợ tài chính cho khởi nghiệp và nhân tài trong nước, đồng thời thúc đẩy khả năng truy cập, chất lượng và an ninh thông tin. Ba định hướng chính sách đó đòi hỏi Chính phủ phải can thiệp khéo léo và phối hợp chặt chẽ với khu vực tư nhân theo hướng minh bạch đầy đủ, để tránh bị lạm dụng bởi lợi ích nhóm cả ở khu vực công và tư nhân.

Yến Nhi
Theo VnMedia.vn Copy
Bộ Công Thương chỉ thị khẩn 'Tăng cường quản lý xuất khẩu khẩu mặt hàng chiến lược'

Bộ Công Thương chỉ thị khẩn "Tăng cường quản lý xuất khẩu khẩu mặt hàng chiến lược"

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ thị số 10/CT-BCT về việc tăng cường quản lý xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong nước.
5 địa điểm tập kết hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân Hà Nội

5 địa điểm tập kết hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân Hà Nội

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 2704/UBND-KT về bố trí địa điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa phục vụ nhân dân trên địa bàn thành phố trong thời gian chống dịch COVID-19.
Phát hiện trên 1 tấn khẩu trang lỗi được tái chế nhằm tung ra thị trường kiếm lời

Phát hiện trên 1 tấn khẩu trang lỗi được tái chế nhằm tung ra thị trường kiếm lời

Hơn 1 tấn khẩu trang y tế lỗi, hư được 01 chủ cơ sở tại Đồng Nai thu gom lại đem về giao cho các hộ thuê trọ tái chế nhằm đưa ra thị trường tiêu thụ đã bị Đội Quản lý thị trường số 2, Cục Quản lý thị trường Đồng Nai phối hợp với Công an TP Biên Hòa phát hiện, kiểm tra và thu giữ.
Giá Bitcoin hôm nay (ngày 25/8): Bitcoin giảm xuống ngưỡng 48.000 USD

Giá Bitcoin hôm nay (ngày 25/8): Bitcoin giảm xuống ngưỡng 48.000 USD

Giá Bitcoin hôm nay (mới nhất 25/8): Bitcoin tiếp tục giảm 1,68%, ghi nhận mức giao dịch quanh ngưỡng 48,247.70 USD. Thị trường ngập trong sắc đỏ.
Giá vàng SJC đảo chiều giảm, xuống sát mức 57 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC đảo chiều giảm, xuống sát mức 57 triệu đồng/lượng

Sáng nay (25/8), giá vàng SJC được các doanh nghiệp điều chỉnh giảm khoảng 50 nghìn đồng/lượng, kéo giá bán ra lùi sát về mức 57 triệu đồng/lượng. Nguyên nhân chủ yếu là do chịu tác động từ đà đi xuống của thế giới.
Hacker kiếm được 1,3 tỷ từ vụ lộ mã nguồn BKAV Pro?

Hacker kiếm được 1,3 tỷ từ vụ lộ mã nguồn BKAV Pro?

Cho đến nay, có thể 3 bản mã nguồn Bkav Pro đã được bán ra với giá hàng chục nghìn USD.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp