Kinh tế thế giới tổn thất lớn vì COVID-19, khó phục hồi trước năm 2022

Thứ ba, 07/09/2021 | 15:33 Theo dõi CFĐT trên

Theo một báo cáo mới công bố của The Economist Intelligence Unit (EIU), trước năm 2022, nền kinh tế toàn cầu sẽ không thể phục hồi về mức trước khi có đại dịch xảy ra, với sự chênh lệch lớn giữa các quốc gia. COVID-19 có thể khiến hầu hết các nước G7 mất 4 năm để khôi phục tăng trưởng kinh tế.

Báo cáo của EIU cho rằng, hầu hết các nền kinh tế G7 và BRICS sẽ bắt đầu phục hồi sau cuộc suy thoái do dịch bệnh gây ra trong quý 3 năm nay, với tốc độ tăng trưởng hàng quý ở mức hai con số. Tuy nhiên, sự phục hồi này sẽ bắt đầu từ mức thấp, do cú sốc kinh tế đã trải qua trong quý II. Điều này có nghĩa là sự phục hồi kinh tế sẽ kém ấn tượng hơn nhiều so với những số liệu đã được dự báo trước đó.

Agathe Demarais, Giám đốc Dự báo Toàn cầu tại EIU và cũng là tác giả của báo cáo, cho biết, đại dịch COVID-19 là một cuộc khủng hoảng kép trên toàn cầu. Cuộc khủng hoảng này đặc biệt nguy hiểm và không xác định đường biên giới. Bất kỳ một quốc gia nào, dù giàu hay nghèo, lớn hay nhỏ, đều khó có thể thoát khỏi đại dịch. Cuộc khủng hoảng y tế leo thang kéo theo cuộc khủng hoảng kinh tế. Các đợt phong tỏa quy mô lớn trong lịch sử được áp dụng tại nhiều quốc gia, dẫn đến sự sụp đổ trong hoạt động kinh tế chưa từng thấy trước đây.

Nghiên cứu của EIU cho thấy, việc chậm triển khai tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 sẽ khiến sản lượng kinh tế toàn cầu thiệt hại khoảng 2.300 tỷ USD. Những nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, nơi các chương trình tiêm chủng đang được tiến hành với tiến độ và quy mô kém xa so với các nước giàu hơn, sẽ phải gánh chịu những thiệt hại đó.

Kinh tế toàn cầu tổn thất nặng nề vì COVID-19. (Ảnh minh họa: eiu.com)
Kinh tế toàn cầu tổn thất nặng nề vì COVID-19. (Ảnh minh họa: eiu.com)

EIU cho biết, các nền kinh tế mới nổi sẽ gánh chịu khoảng 2/3 mức thiệt hại này, càng làm trì hoãn quá trình hội tụ kinh tế của họ với các nước phát triển hơn. Nhóm nghiên cứu cảnh báo việc chậm triển khai chương trình vaccine có thể gây ra sự phẫn nộ, làm tăng nguy cơ bất ổn xã hội ở các nền kinh tế đang phát triển.

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất xét về giá trị tuyệt đối, chiếm gần 3/4 số thiệt hại nêu trên. Nhưng tính theo tỷ lệ phần trăm của GDP, khu vực châu Phi cận Sahara sẽ chịu thiệt hại nặng nề nhất.

Theo nghiên cứu của EIU, khoảng 60% dân số ở các nước có thu nhập cao đã được tiêm ít nhất một liều vaccine COVID-19 vào cuối tháng 8/2021, so với chỉ 1% ở các quốc gia nghèo hơn.

Tại Việt Nam, tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 đã hiện rõ trên bức tranh lợi nhuận doanh nghiệp sản xuất trong quý III/2021. Nhiều doanh nghiệp báo cáo doanh thu những tháng gần đây đã giảm đáng kể so với cùng kỳ các năm trước.

Dịch bệnh khiến doanh nghiệp đối diện với nhiều khó khăn như chi phí gia tăng cho việc đảm bảo duy trì sản xuất, vận chuyển hàng hóa, nhu cầu giảm. Công suất hoạt động của nhiều doanh nghiệp giảm trước các biện pháp giãn cách phòng dịch.

Các biện pháp giãn cách khiến nhu cầu tiêu dùng giảm, chi phí sản xuất gia tăng do phải triển khai các quy tắc "2 tại chỗ" và "3 tại chỗ" cho việc phòng chống dịch, chi phí vận chuyển hàng hóa gia tăng do công tác vận chuyển gặp nhiều khó khăn. Ít nhất 70% số lượng nhà máy ở miền Nam phải tạm dừng hoạt động, trong khi các nhà máy hoạt động theo mô hình "3 tại chỗ" phải chịu chi phí vận hành lớn và giảm 40-50% công suất trong thời gian phong tỏa.

Cùng với đó, các biện pháp kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt cũng mang đến nhiều rủi ro gián đoạn vận tải hàng hóa và chuỗi cung ứng cho sản xuất.

Theo VOV
Theo VnMedia.vn Copy
Thủ tướng: Nhanh chóng kiểm soát tình hình để thúc đẩy phát triển kinh tế

Thủ tướng: Nhanh chóng kiểm soát tình hình để thúc đẩy phát triển kinh tế

Thủ tướng yêu cầu phải nhanh chóng kiểm soát tình hình để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng kế hoạch kịch bản để phục hồi và thúc đẩy kinh tế trong điều kiện mới.
Hiệp định CPTPP đóng góp tích cực quá trình phục hồi kinh tế trong đại dịch

Hiệp định CPTPP đóng góp tích cực quá trình phục hồi kinh tế trong đại dịch

Theo Bộ Công Thương, Hiệp định CPTPP đã và đang tiếp tục đóng góp tích cực vào quá trình phục hồi kinh tế và thương mại, giúp duy trì và tăng cường khả năng phục hồi các chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch.
'Đầu tàu' kinh tế TP Hồ Chí Minh giảm tốc vì COVID-19

"Đầu tàu" kinh tế TP Hồ Chí Minh giảm tốc vì COVID-19

Theo Cục Thống kê TP Hồ Chí Minh, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến đa số ngành công nghiệp chủ yếu, có chỉ số sản xuất công nghiệp lũy kế 8 tháng năm 2021 giảm mạnh hơn so với cùng kỳ.
Giao dịch đất nền quý II giảm, quý III liệu có khởi sắc?

Giao dịch đất nền quý II giảm, quý III liệu có khởi sắc?

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, trong quý II, giao dịch đất nền có xu hướng giảm. Vậy tình hình này có được cải thiện trong quý III này?
Hà Nội: Từ 8/9, người dân ở nhà nếu không có việc cấp thiết và không có giấy đi đường mới

Hà Nội: Từ 8/9, người dân ở nhà nếu không có việc cấp thiết và không có giấy đi đường mới

Bắt đầu từ ngày 8/9, các chốt kiểm soát của TP. Hà Nội sẽ kiểm soát người và phương tiện ra vào Thủ đô, ra vào vùng 1 theo Giấy đi đường mới.
Alibaba cam kết chi 15,5 tỷ USD cho mục tiêu ‘thịnh vượng chung’ của Bắc Kinh

Alibaba cam kết chi 15,5 tỷ USD cho mục tiêu ‘thịnh vượng chung’ của Bắc Kinh

Alibaba sẽ rót 100 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 15,5 tỷ USD, nhằm thúc đẩy mục tiêu “thịnh vượng chung” - nối dài danh sách các doanh nghiệp Trung Quốc cam kết ủng hộ sáng kiến của Chủ tịch nước này, ông Tập Cận Bình.
Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.
Cafe Khởi nghiệp