Khủng hoảng kinh tế đẩy Sri Lanka vào cảnh vỡ nợ

Thứ tư, 13/04/2022 | 17:03 Theo dõi CFĐT trên

Quốc đảo 22 triệu dân Sri Lanka hôm nay tuyên bố vỡ nợ với 51 tỷ USD nợ nước ngoài, trong bối cảnh nước này đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi giành độc lập năm 1948. Tháng trước, lạm phát tại đây chạm 18,3% - gấp đôi tốc độ tại Mỹ. Giá mọi sản phẩm thiết yếu đều tăng vọt.

Việc này đã khiến người dân bất mãn, đổ ra đường biểu tình nhiều tuần nay. Hàng loạt quan chức chính phủ Sri Lanka cũng liên tục từ chức.

Giới phân tích cho rằng cuộc khủng hoảng tại Sri Lanka đã hình thành nhiều năm qua, chủ yếu do quản lý kinh tế yếu kém và một phần nhỏ do kém may mắn. Suốt thập kỷ qua, chính phủ Sri Lanka đã vay rất nhiều từ chủ nợ nước ngoài để cung cấp dịch vụ công trong nước, như cơ sở hạ tầng, Murtaza Jafferjee – Chủ tịch Viện nghiên cứu Advocata (Sri Lanka) nhận định.

Các số liệu chính thức cho thấy Trung Quốc chiếm khoảng 10% trong 35 tỷ USD nợ nước ngoài của Sri Lanka, tính đến tháng 4/2021. Con số này có thể còn cao hơn nhiều nếu tính cả nợ của công ty quốc doanh và ngân hàng trung ương, Guardian cho biết.

Người Sri Lanka xếp hàng chờ mua nhiên liệu. Ảnh: ABC
Người Sri Lanka xếp hàng chờ mua nhiên liệu. Ảnh: ABC

Làn sóng vay nợ này lại diễn ra cùng lúc với việc nền kinh tế Sri Lanka gánh chịu hàng loạt cú sốc, từ thảm họa thiên nhiên, Covid-19, xung đột Nga - Ukraine đến lệnh cấm phân bón hóa học của chính phủ năm 2021. Giới chức khẳng định lệnh cấm phân bón hóa học sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động nông nghiệp truyền thống.

Tuy nhiên, 6 tháng sau, Sri Lanka từ một nước tự cung tự cấp gạo biến thành nước nhập khẩu hơn 600 triệu USD gạo nước ngoài. Việc này cũng khiến sản lượng nhiều mặt hàng khác lao dốc, châm ngòi cho lạm phát và giáng đòn vào xuất khẩu chè, cao su của Sri Lanka.

7 tháng sau khi ban hành quyết định trên, chính phủ nước này thu hồi lệnh cấm. Tuy nhiên, ABC nhận định kinh tế Sri Lanka đã chịu thiệt hại đáng kể. Chỉ riêng tác động với ngành chè – sản phẩm xuất khẩu chính của Sri Lanka – đã tương đương thiệt hại kinh tế hơn 400 triệu USD.

Covid-19 cũng khiến nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch như Sri Lanka thất thu. Khi ngân sách thâm hụt nặng nề, Tổng thống Gotabaya Rajapaksa lại giảm thuế để kích thích kinh tế. Tuy nhiên, việc này khiến nguồn thu của chính phủ càng co hẹp. Nhiều hãng đáng giá tín nhiệm đã hạ xếp hạng của Sri Lanka xuống gần mức vỡ nợ, khiến nước này không thể tiếp cận thị trường nước ngoài.

Từ đó, Sri Lanka phải dựa vào dự trữ ngoại hối để trả nợ công. Khối dự trữ của họ co lại nhanh chóng, từ 6,9 tỷ USD năm 2018 xuống 2,2 tỷ USD năm nay. Trong khi đó, năm nay, Sri Lanka còn phải trả 4 tỷ USD nợ. Trong đó có 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế đáo hạn tháng 7.

Việc này đã ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu xăng dầu và các nhu yếu phẩm khác, khiến giá cả tăng vọt. Tháng trước, chính phủ Sri Lanka lại thả nổi đồng rupee nước này. Điều này đồng nghĩa giá rupee sẽ được quyết định dựa trên cung cầu ngoại hối. Mục tiêu của họ là hạ giá nội tệ để đủ tiêu chuẩn vay Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đồng thời khuyến khích kiều hối.

Tuy nhiên, rupee lao dốc so với USD chỉ càng khiến người dân Sri Lanka chật vật. Cuộc sống của họ biến thành chuỗi ngày xếp hàng không hồi kết để chờ mua nhu yếu phẩm. Rất nhiều mặt hàng đã bị hạn chế số lượng.

Vài tuần gần đây, nhiều cửa hàng buộc phải đóng cửa vì không thể chạy tủ lạnh, điều hòa hay quạt điện. Quân đội được cử đến các trạm xăng để trấn an khách hàng – những người phải chờ hàng giờ trong cái nóng để đổ nhiên liệu.

Trên CNN, một phụ nữ tại Colombo cho biết chờ mua gas để nấu cơm cho cả nhà. Nhiều người khác than thở giá bánh mỳ đã tăng gấp đôi. Trong khi đó, các tài xế taxi cho biết việc hạn chế xăng bán ra khiến họ khó kiếm sống.

Một số rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, khi vừa phải làm việc nuôi gia đình, nhưng cũng phải xếp hàng chờ mua nhu yếu phẩm. Kể cả những người thuộc tầng lớp trung lưu, có tiền tiết kiệm cũng nổi giận vì lo hết thuốc hay gas. Thủ đô Colombo thì thường xuyên bị cắt điện, có nơi tới 10 giờ mỗi ngày.

Sri Lanka vẫn đang tìm kiếm hỗ trợ tài chính từ IMF và các nước lớn khác. Trong một bài phát biểu tháng trước, Tổng thống Rajapaksa cho biết ông đã cân nhắc lợi hại khi làm việc với IMF và đã quyết định theo đuỗi gói cứu trợ của tổ chức này. Đây là điều chính phủ của ông trước đó lưỡng lự. Bộ Tài chính Sri Lanka hôm nay giải thích tuyên bố vỡ nợ là để đảm bảo "đối xử công bằng và bình đẳng đối với tất cả các chủ nợ" trước khi IMF hỗ trợ cho nước này.

Sri Lanka cũng tìm sự trợ giúp từ Trung Quốc và Ấn Độ. New Delhi đã đồng ý cấp gói tín dụng 1 tỷ USD tháng trước. Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo sự hỗ trợ này sẽ chỉ khiến cuộc khủng hoảng càng kéo dài chứ không thể được giải quyết.

"Để thoát khỏi khủng hoảng, ưu tiên hàng đầu là nhanh chóng thành lập một chính phủ hiệu quả. Đạt thỏa thuận với IMF sẽ là bước kế toán", các nhà kinh tế học Ankur Shukla và Abhishek Gupta nhận định.

Theo Vnexpress
Theo VnMedia.vn Copy
Nga đối mặt với một khó khăn lớn trong tháng 5

Nga đối mặt với một khó khăn lớn trong tháng 5

Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm cho rằng nguy cơ vỡ nợ của Nga gia tăng khi quyền miễn trừ trừng phạt quan trọng của Mỹ sẽ hết hạn vào tháng 5.
Cục Thuế tỉnh Quảng Nam cưỡng chế thuế hơn 28 tỷ đồng đối với Công ty Bách Đạt An

Cục Thuế tỉnh Quảng Nam cưỡng chế thuế hơn 28 tỷ đồng đối với Công ty Bách Đạt An

Lý do cưỡng chế là do Công ty CP Bách Đạt An có tiền thuế nợ đã quá thời hạn nộp thuế (90 ngày) kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế theo quy định.
Nhóm cổ đông cũ của Twitter khởi kiện Elon Musk

Nhóm cổ đông cũ của Twitter khởi kiện Elon Musk

Các cổ đông cũ do Marc Rasella lãnh đạo cho biết việc giấu thông tin giúp Elon Musk mua thêm được nhiều cổ phiếu Twitter với giá thấp hơn, đồng thời lừa đảo họ bán với giá "lạm phát ảo".
Vn-Index bất ngờ tăng mạnh gần 22 điểm

Vn-Index bất ngờ tăng mạnh gần 22 điểm

Chốt phiên làm việc hôm nay (13/4), thị trường chứng khoán trong nước chứng kiến đà tăng mạnh của các chỉ số. Trong đó, Vn-Index cộng tới gần 22 điểm và HNX-Index cũng ghi thêm hơn 6 điểm.
Khủng hoảng lương thực: 'Cơn bão' đang đến gần

Khủng hoảng lương thực: "Cơn bão" đang đến gần

"Cơn bão đang đến gần" là dự báo các nhà nghiên cứu đưa ra về một cuộc khủng hoảng lương thực trên quy mô toàn cầu.
CNOOC quyết định rút lui khỏi phương Tây

CNOOC quyết định rút lui khỏi phương Tây

CNOOC cũng ưu tiên phát triển lĩnh vực dầu tại những thị trường khác như Brazil, Guyana hay Uganda trong lúc tìm cách ngừng hoạt động kinh doanh tại phương Tây.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 2/2024 (từ ngày 16/2 đến ngày 29/2/2024) đạt 28,41 tỷ USD, tăng 46,7% (tương ứng tăng 9,05 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 2/2024 (từ ngày 01/2 đến ngày 15/2/2024).
Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Tọa lạc tại một không gian hoàn toàn mới, cửa hàng có không gian kép đã làm mới sự hiện diện tại thành phố năng động này. Đây là cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng phong cách thiết kế nội thất mới nhất của Cartier…
Cảnh báo giả danh cơ quan thuế lừa đảo

Cảnh báo giả danh cơ quan thuế lừa đảo

Tổng cục Thuế khẳng định không ủy quyền cho bất cứ công ty hoặc cá nhân ngoài ngành thuế nào thực hiện thu thuế hộ.
Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng, thu giữ nhiều súng đạn

Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng, thu giữ nhiều súng đạn

Sau một thời gian theo dõi và lập án đấu tranh, ngày 21/3/2024 Công an huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã phá Chuyên án 124-T, bắt giữ 2 đối tượng về hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng.
Cafe Khởi nghiệp