Halloween là gì? Nguồn gốc lễ hội Halloween

Thứ bảy, 30/10/2021 | 16:22 Theo dõi CFĐT trên

Lễ hội Halloween là lễ hội truyền thống của các nước phương Tây, trong những năm gần đây, lễ hội này cũng được phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ý nghĩa và những câu chuyện thú vị gắn liền của lễ hội này.

Halloween là gì? Nguồn gốc lễ hội Halloween
Halloween là gì? Nguồn gốc lễ hội Halloween

Halloween là ngày gì?

Halloween là tên gọi tắt của All Hallows’ Evening (đêm trước Ngày lễ của các thánh). Đây là một lễ hội truyền thống lớn được tổ chức vào ngày 31/10 hàng năm để đánh dấu sự kết thúc của vụ mùa thu hoặc và cũng là nhằm tưởng nhớ đến những người quá cố, gồm các vị thánh, các vị tử đạo và tất cả những người thân đã khuất.

Chủ đề chính của này là xoay quanh: “Sự hài hước và chế giễu để đối đầu với quyền lực của cái chết”.

Nguồn gốc lễ hội Halloween?

le-hoi-halloween

Lễ hội Halloween bắt nguồn từ dân tộc Celt - một dân tộc đã có từ lâu đời sống cách đây hơn 2000 năm trước trên các vùng đất mà bây giờ là các quốc gia Anh quốc, Ireland và miền Bắc nước Pháp.

Người Celt bắt đầu năm mới vào ngày 1/11 dương lịch. Họ tin rằng vào đêm trước năm mới, ranh giới giữa thế giới của người sống và người chết trở nên mờ nhạt, các linh hồn người chết có thể quay trở lại trần gian nên họ thường đốt lửa cháy sáng và mặc những trang phục để xua đuổi tà ma hay đón người thân "về nhà" trong đêm lễ hội này.

Ngoài ra, lễ hội Halloween cũng ngày báo hiệu sự bắt đầu của mùa lạnh.

Kể từ đó, lễ hội này dần hình thành. Tuy nhiên, phải đến năm 1800, Halloween mới được phổ biến ở Mỹ.

Các trò chơi trong ngày lễ Halloween

1. Đớp táo

le-hoi-halloween

Trò chơi đớp táo có nguồn gốc từ truyền thuyết về người Celtic bị những người La Mã đánh chiếm, những em nhỏ nào lấy được nhiều táo nhất sẽ gặp nhiều may mắn suốt cả năm.

Dù trò chơi có từ rất lâu đời, nhưng vào ngày Halloween hàng năm, nhiều gia đình lại tổ chức trò chơi “đớp táo” để đem lại niềm vui cho con trẻ.

2. Trick Or Treat

le-hoi-halloween

Trick Or Treat là trò chơi Halloween rất phổ biển cho trẻ em có xuất phát từ câu chuyện về vị thần Druids.

Khi tham gia vào trò chơi, các em nhỏ sẽ có cơ cơ hội hóa thân thành nhiều nhân vật khác nhau theo sở thích của mỗi đứa trẻ, sau đó đi tới từng nhà gõ cửa, hô to “Cho kẹo hay bị ghẹo nào!”.

Để thoát khỏi những màn trêu ghẹo, nghịch gợm của lũ quỷ nhỏ nhí nhố, những người hàng xóm tốt bụng sẽ cho chúng bánh kẹo hoặc hoa quả…

3. Nhóm lửa

le-hoi-halloween

Tương tự như trò đớp táo, nhóm lửa cũng là một trong những trò chơi Halloween truyền thống và phổ biến trong mỗi dịp lễ hội này. Theo quan niệm của người phương Tây, việc đốt lửa với hy vọng để mặt trời sẽ luôn chiếu sáng và mùa màng bội thu hơn. Đồng thời khuyến khích các xác sống chui ra các nấm mồ và đi dạo chung với người đang sống.

4. Trang trí lồng đèn

Trang trí lồng đèn
Trang trí lồng đèn

Lễ hội đèn lồng bắt nguồn từ tập quán của người Ireland. Theo truyền thuyết kể lại, Jack là người nổi tiếng vì nghiện rượu và tư chất thông minh.

Anh đã lừa con quỷ Satan trèo lên ngọn cây, sau đó khắc hình một chữ thập lên gốc cây và trói con quỷ trên đó. Jack thỏa thuận với con quỷ nếu nó không trêu chọc anh nữa thì anh sẽ thả nó xuống.

Do phạm nhiều tội lỗi cho nên khi chết, ông không được lên thiên đàng hay xuống địa ngục. Do vậy, ông phải đi lang thang nhiều nơi tìm kiếm một chỗ trú chân. Hơi ấm duy nhất sưởi ấm cho ông trong giá lạnh là ngọn nến leo lét trong củ khoai tây.

Bởi vậy, người dân coi việc đặt những ngọn nến vào củ khoai tây trong ngày lễ Halloween là việc nên làm để tránh tà ma.

Tuy nhiên, khi di chuyển từ Ireland và Anh quốc tới Hoa Kỳ, người dân thấy rằng những quả bí ngô, loại nông sản đặc trưng của vùng đất này có thể dễ dàng để họ khoét ruột và khắc họa những khuôn mặt đáng sợ, láu cá. Họ liền để những cây nến vào trong ruột quả bí ngô để soi đường cho những linh hồn ma quỷ vất vưởng.

Cứ đến đêm 31/10, rạng sáng 1/11, người dân sẽ treo đèn lồng bí ngô trước cửa nhà với hy vọng ma quỷ, linh hồn không quấy rầy họ.

Vào ngày này, các em nhỏ thường chơi trò đục khoét quả bí ngô, củ khoai tây hoặc bí đao; sau đó khắc hình thù những khuôn mặt lên đó, đặt nến vào bên trong để thắp sáng. Những chiếc lồng đèn này được gọi là “Jack O’Lantern”. Từ đó, quả bí ngô trở thành biểu tượng của Halloween.

Lễ hội Halloween nên ăn gì?

le-hoi-halloween

Các món ăn truyền thống trong ngày Halloween là bánh hoặc kẹo táo, súp bí đỏ, Colcannon …

1. Kẹo táo

Kẹo táo
Kẹo táo

Một trong những phong tục của ngày Halloween là phát kẹo cho trẻ em. Bởi vậy, kẹo trở thành một món ăn không thể thiếu trong đêm hội ma quái, đặc biệt là kẹo táo được trẻ nhỏ yêu thích.

2. Súp bí đỏ

Súp bí đỏ
Súp bí đỏ

Ngoài món súp, bí đỏ còn được chế biến thành các loại bánh bông lan, bánh nướng nhân bí đỏ…

Những chiếc lồng đèn bí đỏ là biểu tượng của ngày Halloween mà món súp chế biến từ nguyên liệu này cũng là một món ăn không thể thiếu vào những ngày cuối tháng 10.

3. Bánh linh hồn

Bánh linh hồn
Bánh linh hồn

Món ăn này được sử dụng rất nhiều trong đêm Halloween. Bánh linh hồn có nguồn gốc từ phong tục của nước Anh. Người ta tin rằng khi những linh hồn thức dậy và đi lại trên trái đất vào ngày 31/10, nếu được ăn bánh, họ sẽ không làm tổn hại đến con người.

Chiếc bánh linh hồn truyền thống là bánh quy có nho khô xếp thành hình chữ thập ở mặt trên.

4. Boxty pancakes

Boxty pancakes
Boxty pancakes

Boxty là một loại bánh pancake khoai tây của xứ sở Ireland, là một trong 3 món ăn chính trong ngày lễ Halloween.

Món bánh này gồm khoai tây nghiền, khoai tây cắt nhỏ và vụn khoai tây. Với sự pha trộn như vậy, món ăn này có vẻ ngoài bắt mắt mà vẫn không mất đi hương vị truyền thống của một chiếc bánh pancake thực thụ.

5. Colcannon

Colcannon
Colcannon

Colcannon là món khoai tây nghiền truyền thống không thể thiếu trong ngày Halloween của người dân Ireland và nhiều quốc gia trên thế giới. Nguyên liệu chính của bánh là khoai tây nghiền, rau cải xoăn hoặc cải bắp, muối, hạt tiêu...

6. Bánh barnbrack

Bánh barnbrack
Bánh barnbrack

Barnbrack là món bánh truyền thống trong lễ hội Halloween khắp thế giới. Món này được dùng để tráng miệng. Cho tới nay, không có một công thức cố định nào, thông thường người ta dùng vỏ quả và các loại hoa quả sấy khô làm nguyên liệu chính cho barnbrack.

Điểm đặc biệt của barnbrack là bên trong luôn ẩn giấu những đồ vật mang dấu hiệu tiên đoán tương lai. Ba đồ vật được trộn vào cùng với nhân bánh barnbrack truyền thống là một đồng xu, một miếng vải và chiếc nhẫn.

Đồng tiền xu là biểu tượng cho sự may mắn về tiền bạc, miếng vải tượng trưng cho sự khó khăn về tài chính còn chiếc nhẫn lại đem tới dự đoán về chuyện tình cảm của người nhận được nó.

Thanh Tâm
Theo VnMedia.vn Copy
Bộ Xây dựng: Thị trường bất động sản đang dần phục hồi

Bộ Xây dựng: Thị trường bất động sản đang dần phục hồi

Ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, các số liệu trong 6 tháng đầu năm 2021 của thị trường bất động sản đã cho thấy dấu hiệu dần phục hồi khi đợt dịch thứ 3 được kiểm soát, có một số chỉ số tương đối khả quan.
Hà Nội: Phá đường dây vận chuyển ma túy tổng hợp 'khủng' bằng xe luồng xanh

Hà Nội: Phá đường dây vận chuyển ma túy tổng hợp 'khủng' bằng xe luồng xanh

Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, vừa triệt phá đường dây vận chuyển 35.600 viên ma túy tổng hợp sử dụng xe “luồng xanh”...
Thêm một khoản lãi trái phiếu được thanh toán, Evergrande ‘thoát nguy’ lần 2

Thêm một khoản lãi trái phiếu được thanh toán, Evergrande ‘thoát nguy’ lần 2

Sau khi kịp thanh toán khoản lãi trái phiếu trước khi hết thời gian ân hạn vào hôm 29/10, Tập đoàn bất động sản thứ 2 Trung Quốc Evergrande lại lần nữa tránh được tình trạng vỡ nợ trong tháng này.
Siêu tổ hợp nghỉ dưỡng 11.000 tỷ đồng lớn nhất Đà Nẵng chuẩn bị khởi động lại

Siêu tổ hợp nghỉ dưỡng 11.000 tỷ đồng lớn nhất Đà Nẵng chuẩn bị khởi động lại

Chủ đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng cho biết đang trong quá trình tái cơ cấu và chuẩn bị các nguồn lực để khởi động dự án vào quý II.
Thơ Nguyễn Văn Long: Sóng Sánh Đồi Hoa

Thơ Nguyễn Văn Long: Sóng Sánh Đồi Hoa

Nhà thơ Nguyễn Văn Long hiện là Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Truyền thông, Trường đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. Thơ anh thường cảm tác theo thể lục bát/thất ngôn tứ tuyệt, với âm điệu gần gũi, chất chứa sự hoài niệm về những tình cảm xưa cũ...
Thơ Nguyễn Văn Long: Thương Một Người

Thơ Nguyễn Văn Long: Thương Một Người

Nhà thơ Nguyễn Văn Long hiện là Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Truyền thông, Trường đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. Thơ anh thường cảm tác theo thể lục bát/thất ngôn tứ tuyệt, với âm điệu gần gũi, chất chứa sự hoài niệm về những tình cảm xưa cũ...
Thơ Nguyễn Văn Long: Trời Ước Định

Thơ Nguyễn Văn Long: Trời Ước Định

Nhà thơ Nguyễn Văn Long hiện là Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Truyền thông, Trường đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. Thơ anh thường cảm tác theo thể lục bát/thất ngôn tứ tuyệt, với âm điệu gần gũi, chất chứa sự hoài niệm về những tình cảm xưa cũ...
Cafe Khởi nghiệp