Gỡ vướng mắc trong sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước

Thứ bảy, 23/07/2022 | 08:35 Theo dõi CFĐT trên

Qua hơn 15 năm thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước đã đạt được những kết quả quan trọng, cơ bản đạt được mục tiêu của công tác sắp xếp nhà, đất.

Việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã đạt được những kết quả quan trọng

Theo Bộ Tài chính, ngày 24/5/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 80/2001/QĐ-TTg về việc sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Sau đó, trên cơ sở kết quả đạt được sau 06 năm thí điểm thực hiện; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước trên phạm vi cả nước, Quyết định số 140/2008/QĐ-TTg ngày 21/10/2008 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg.

Việc sắp xếp nhà, đất áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa sau ngày Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg có hiệu lực.

Cũng theo Bộ Tài chính, qua hơn 15 năm thực hiện, việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã đạt được những kết quả quan trọng, cơ bản đạt được mục tiêu của công tác sắp xếp nhà, đất. Theo đó, về cơ bản từng bước nắm được số lượng, diện tích, hiện trạng sử dụng và tình trạng hồ sơ pháp lý của nhà, đất do các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập công lập, các tổ chức; các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, doanh nghiệp cấp II, doanh nghiệp cấp III đang quản lý, sử dụng.

Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính) cho biết, tính đến nay, các bộ, ngành, địa phương trong cả nước thực hiện báo cáo kê khai và đề xuất phương án xử lý nhà đất đối với 202.647 cơ sở nhà đất, với tổng diện tích khoảng 7.287,1 triệu m2 đất và 276,4 triệu m2 nhà. Các cấp có thẩm quyền đã phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 159.870 cơ sở với tổng diện tích là 3.368,3 triệu m2 đất; 230,1 triệu m2 nhà.
Theo tổng hợp từ báo cáo kê khai về Bộ Tài chính, khối doanh nghiệp thuộc trung ương quản lý hiện nay đang quản lý, sử dụng khoảng 17.564 cơ sở nhà, đất tương ứng 130 triệu m2 đất. Đến nay đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 15.976 cơ sở nhà, đất tương ứng 124 triệu m2 đất.

Cũng theo Bộ ài chính, việc thực hiện các quy định về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong việc quản lý, sử dụng nhà, đất hiệu quả, tiết kiệm và đúng mục đích, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc.

Theo đó, thực trạng quản lý, sử dụng nhà, đất hiện nay còn phức tạp và khó xử lý. Do lịch sử để lại, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng dẫn đến những trường hợp sử dụng nhà, đất chưa đúng quy định như bị lấn chiếm, bố trí làm nhà ở, cho thuê, liên doanh, liên kết… rất khó xử lý hoặc việc xử lý mất nhiều thời gian và cần sự phối hợp của nhiều cơ quan, các ngành, các cấp.

Một khó khăn khác là các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc đối tượng sắp xếp lại, xử lý nhà, đất chưa thực hiện đầy đủ trong việc thực hiện sắp xếp nhà, đất và chính sách di dời của nhà nước, một số địa phương triển khai chậm, một số dự án kéo dài.

Bên cạnh đó, việc quy hoạch sử dụng đất chậm được công bố, gây khó khăn cho việc sắp xếp nhà, đất và thực hiện di dời.

Một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước chưa quan tâm đúng mức đến việc quản lý nhà, đất nói chung và sắp xếp xử lý nhà, đất nói riêng. Các bộ, ngành, địa phương chưa tổng hợp được số liệu một cách kịp thời, thường xuyên, liên tục, chưa theo dõi được sự biến động đối với tình hình sắp xếp lại, xử lý nhà, đất.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách

Nhằm thúc đẩy việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước, Bộ Tài chính đề xuất một số giải pháp. Theo đó, về cơ chế, chính sách tiếp tục thực hiện rà soát để hoàn thiện chính sách, pháp luật về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất và chính sách về cổ phần hóa doanh nghiệp đảm bảo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, sớm sửa đổi quy định về điều kiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần tại Nghị định số 150/2020/NĐ-CP ngày 25/12/2020 theo hướng đơn vị sự nghiệp có phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công đối với nhà, đất thuộc phạm vi sắp xếp lại xử lý theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP.

Về công tác tổ chức thực hiện, các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, các Tập đoàn, Tổng Công ty khẩn trương đôn đốc các doanh nghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng nhà đất kê khai báo cáo, lập phương án sắp xếp lại các cơ sở nhà, đất theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo thẩm quyền; xử lý trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp chậm kê khai, báo cáo đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sớm có ý kiến về phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các doanh nghiệp của trung ương đóng trên địa bàn theo đề nghị của Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan trung ương để bảo đảm tiến độ phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất phục vụ việc xây dựng phương án sử dụng đất khi thực hiện cổ phần hoá.

Mặt khác, xây dựng cơ sở dữ liệu để theo dõi, quản lý tiến độ kê khai, báo cáo, lập, phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất và tổ chức xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Yến Nhi
Theo VnMedia.vn Copy
TP.Hồ Chí Minh đang rất thiếu nguồn cung nhà ở

TP.Hồ Chí Minh đang rất thiếu nguồn cung nhà ở

Theo Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), thị trường bất động sản thành phố đã xuất hiện tình trạng “lệch pha cung cầu”, rất thiếu nguồn cung dự án dẫn đến rất thiếu nguồn cung nhà ở.
Đề nghị làm rõ trách nhiệm và sai phạm trong quy hoạch đường Lê Văn Lương

Đề nghị làm rõ trách nhiệm và sai phạm trong quy hoạch đường Lê Văn Lương

Các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội đang có các cuộc tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 7, HĐND Thành phố khóa XVI. Tại các cuộc tiếp xúc, nhiều vấn đề nóng đã được cử tri nêu ra và đề nghị các vị đại biểu thông tin tới chính quyền nhằm giải quyết rốt ráo.
Xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản

Xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản

Để triển khai Nghị định số 44/2022/NĐ-CP về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản, ngày 18/7/2022, Bộ Xây dựng đã có công văn 2653/BXD-QLN đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương, tập trung chỉ đạo thực hiện một số nội dung.
Nga khẳng định không cung cấp dầu cho các quốc gia áp giá trần

Nga khẳng định không cung cấp dầu cho các quốc gia áp giá trần

Trong bối cảnh Mỹ và nhiều nước đang cân nhắc áp mức giá trần đối với dầu nhập khẩu từ Nga, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga tuyên bố Moskva sẽ không cung cấp dầu cho các nước áp mức giá này.
Mỹ hối thúc Nga nhanh chóng thực thi thỏa thuận ngũ cốc với Ukraine

Mỹ hối thúc Nga nhanh chóng thực thi thỏa thuận ngũ cốc với Ukraine

Người phát ngôn Nhà Trắng bày tỏ mong muốn thỏa thuận ngũ cốc Nga-Ukraine sẽ được triển khai nhanh chóng để giúp những người dễ bị tổn thương không rơi vào tình trạng mất an ninh lương thực.
Tự điều chỉnh giá bán lẻ, một cửa hàng xăng dầu bị xử phạt 30 triệu đồng

Tự điều chỉnh giá bán lẻ, một cửa hàng xăng dầu bị xử phạt 30 triệu đồng

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 6, Cục QLTT tỉnh Sơn La vừa tiến hành kiểm tra đột xuất, phát hiện, xử lý cửa hàng xăng dầu Duy Bích (thuộc Công ty TNHH Tiến Tâm) có địa chỉ Bản Nà Lìu, xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La số tiền 30 triệu đồng về hành vi tự điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu.
Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Suốt 2 tháng đầu năm tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phân khúc nhà phố/biệt thự chỉ có một dự án thuộc giai đoạn tiếp theo mở bán với nguồn cung mới là 7 căn, giảm 42% so với cùng kỳ; tuy nhiên, không có giao dịch nào được ghi nhận.
Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Năm 2023, trên địa bàn TP. Đà Lạt chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
Mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc - Kinh nghiệm 'xương máu' về BĐS

Mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc - Kinh nghiệm "xương máu" về BĐS

Bất động sản luôn là một lĩnh vực hấp dẫn với nhiều người. Với sự phát triển của các khu đô thị, thị trường bất động sản càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Trong đó, mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc được xem là một trong những điểm nóng trên thị trường BĐS. Nếu bạn đang có ý định mua bán nhà tại khu đô thị này, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết và kinh nghiệm quan trọng trong bài viết này.
Cafe Khởi nghiệp