TP.Hồ Chí Minh đang rất thiếu nguồn cung nhà ở

Thứ sáu, 22/07/2022 | 09:42 Theo dõi CFĐT trên

Theo Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), thị trường bất động sản thành phố đã xuất hiện tình trạng “lệch pha cung cầu”, rất thiếu nguồn cung dự án dẫn đến rất thiếu nguồn cung nhà ở.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, so với năm 2017 là năm thị trường bất động sản thành phố Hồ Chí Minh tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua với tổng số 42.991 căn nhà đưa ra thị trường, thì trong những năm gần đây đã xuất hiện tình trạng “lệch pha” cung cầu, sụt giảm nguồn cung dự án dẫn đến sụt giảm nguồn cung sản phẩm nhà ở, thể hiện qua số lượng nhà ở đưa ra thị trường liên tục sụt giảm, như sau: Năm 2018 nguồn cung chỉ có 28.316 căn nhà, bằng 65,8 % so với năm 2017; Năm 2019 nguồn cung chỉ có 23.046 căn nhà, bằng 53,6 % so với năm 2017; Năm 2020 nguồn cung chỉ có 16.895 căn nhà, bằng 39,2 % so với năm 2017; Năm 2021 nguồn cung chỉ có 14.443 căn nhà, bằng 33,6 % so với năm 2017. 06 tháng đầu năm 2022 nguồn cung chỉ có 9.456 căn nhà, bằng 44 % so với 06 tháng đầu năm 2017.

Thị trường bất động sản đã xuất hiện tình trạng “lệch pha phân khúc thị trường”, “lệch” về phân khúc nhà ở cao cấp, trong lúc rất thiếu nhà ở có giá vừa túi tiền có giá dưới 2 tỷ đồng/căn và nhà ở xã hội, tác động trực tiếp đến mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở cho đa số người yếu thế trong xã hội là người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp đô thị. Cụ thể loại nhà ở bình dân dưới 30 triệu đồng/m2 tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 chỉ chiếm 1%; năm 2021 và 06 tháng đầu năm 2022 chỉ có nhà ở cao cấp và nhà ở trung cấp, thị trường không còn nhà ở bình dân (0%); trong lúc nhà ở cao cấp ngày càng chiếm tỷ lệ áp đảo thể hiện như sau: Năm 2017 có 10.987 căn nhà cao cấp, chiếm 25,5%; Năm 2018 có 8.502 căn nhà cao cấp, chiếm 30%; Năm 2019 có 15.479 căn nhà cao cấp, chiếm 67,1%; Năm 2020 có 7.114 căn nhà cao cấp, chiếm 42,1%; Năm 2021 có 10.404 căn nhà cao cấp, chiếm 72%. 06 tháng đầu năm 2022 có 7.577 căn nhà cao cấp, chiếm đến 80,13%.

Ảnh minh họa từ internet
Ảnh minh họa từ internet

Báo cáo của Bộ Xây dựng cũng đã cho thấy thị trường bất động sản đã xuất hiện tình trạng “lệch pha phân khúc thị trường”, “lệch” về phân khúc đất nền với số lượng giao dịch đất nền cao hơn 1,54 lần so với giao dịch căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong 06 tháng đầu năm 2022.

Đồng thời, trong giai đoạn 2015-2020, cả nước đã thực hiện 248 dự án nhà ở xã hội với khoảng 100.000 căn hộ, chỉ đạt 41,4% kế hoạch; Bộ Xây dựng đánh giá các kết quả phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 vẫn còn rất hạn chế so với nhu cầu.

Riêng, thành phố Hồ Chí Minh thực hiện được 15.000 căn hộ nhà ở xã hội đạt 75% kế hoạch phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2016-2020 và đã khởi công 5 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trong 6 tháng đầu năm 2022 với kế hoạch phát triển 35.000 căn nhà ở xã hội đến năm 2025. Tuy nhiên, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu rất lớn và cấp bách của xã hội, bởi lẽ thành phố Hồ Chí Minh có 17 khu chế xuất, khu công nghiệp với 1.062 doanh nghiệp, gồm doanh nghiệp trong nước là 653 doanh nghiệp và 409 doanh nghiệp FDI với tổng số lao động là 285.000 người, trong đó lao động nhập cư là 185.250 người (tỷ lệ 65%). Nhưng, các khu nhà lưu trú mới chỉ giải quyết chỗ ở cho khoảng 15% công nhân lao động các khu chế xuất, khu công nghiệp.

Nếu tính cả các cụm công nghiệp thì còn có thêm 538 doanh nghiệp và khoảng 95.000 công nhân lao động. Như vậy, tổng số công nhân lao động lên đến khoảng 380.000 người làm việc trong 1.600 doanh nghiệp thuộc các khu chế xuất, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Đặc biệt, Công ty Giày Pou Yen có diện tích khoảng 100 ha tại quận Bình Tân (là doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp, có quy mô tương đương một khu công nghiệp) với hơn 80.000 công nhân, không có nhà lưu trú công nhân. Trong đó, có khoảng 16.000 người thuê phòng trọ tại các tỉnh lân cận được bố trí xe đưa đón hàng ngày.

Bên cạnh đó, theo kết quả khảo sát của Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh thì công nhân lao động ngành may mặc chỉ có thu nhập bình quân 6,8 triệu đồng/tháng. Trong đó, 21% có thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng; 40% có thu nhập 5-8 triệu đồng/tháng; 16% có thu nhập 8-12 triệu đồng/tháng; chỉ có 3% có thu nhập trên 12 triệu đồng/tháng và chỉ có 22,3% cho rằng có dư dả chút đỉnh; có 15,8% chỉ vừa đủ chi phí sống, nhưng có đến 41% cho biết thu nhập không đủ sống. Cho nên đa số công nhân lao động chỉ có thể thuê phòng trọ với giá thuê khoảng trên dưới 1 triệu đồng/tháng và chi phí thuê chỗ ở chiếm khoảng trên dưới 20% tổng thu nhập.

Có khoảng 60% công nhân lao động nhập cư thuê phòng trọ của cá nhân, hộ gia đình với 34.800 công trình nhà trọ với 357.246 phòng trọ cho thuê có tổng diện tích sàn xây dựng 6.275.913m2 có thể giải quyết được nhu cầu thuê chỗ ở cho 943.341 người. Bên cạnh đó, còn có 25.670 nhà dân được ngăn chia thành phòng trọ với tổng số 202.973 phòng cho thuê có tổng diện tích sàn xây dựng 3.193.186m2 có thể giải quyết được nhu cầu thuê chỗ ở cho 486.726 người.

Do vậy, rất cần bổ sung quy định tiêu chuẩn thiết kế phòng trọ để đảm bảo chất lượng xây dựng phòng trọ, an toàn PCCC, có các tiện ích tối thiểu phục vụ công nhân lao động thuê ở và cần có chính sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho các chủ nhà trọ.

Các chỉ dấu trên đây đã cho thấy thị trường bất động sản phát triển chưa cân đối, chưa an toàn, chưa lành mạnh, chưa bền vững và chưa thực sự đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở cho đông đảo người có thu nhập trung bình, có thu nhập thấp đô thị, công nhân lao động và người nhập cư.

Theo ông Lê Hoàng Châu, thị trường bất động sản đã xuất hiện tình trạng “giá nhà tăng liên tục” trong 05 năm gần đây. Giá nhà bình dân (khoảng 2 tỷ đồng trở lại) cũng cao gấp khoảng 20 lần mức thu nhập trung bình của xã hội, trong lúc giá nhà tại các nước công nghiệp phát triển chỉ cao gấp khoảng 6-7 lần mức thu nhập, nên người có thu nhập trung bình, có thu nhập thấp đô thị, công nhân lao động và người nhập cư khó có cơ hội tạo lập nhà ở nếu không có chính sách hỗ trợ.

Trong 06 tháng đầu năm 2022, lĩnh vực kinh doanh bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh là ngành duy nhất tăng trưởng âm, giảm 5,82% so với cùng kỳ năm 2021 và từ cuối quý 2/2022, thị trường bất động sản có dấu hiệu “giảm tốc”, phát triển chậm lại, trầm lắng, nhất là trên thị trường bất động sản thứ cấp.  

Thị trường bất động sản công nghiệp gắn liền với logistics tiếp tục đà tăng trưởng mạnh và là điểm sáng của thị trường bất động sản.

Thị trường bất động sản du lịch đang phục hồi và tăng trưởng trở lại, đặc biệt là sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 02/2022/NĐ-CP đã quy định “Hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ du lịch (condotel), căn hộ văn phòng kết hợp lưu trú (officetel) quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị đình này” quy định cụ thể cách tính “diện tích sử dụng căn hộ”, “phần sở hữu riêng của bên mua”, “phần sở hữu riêng của bên bán”, “phần sở hữu chung trong tòa nhà”, “đặc điểm về đất xây dựng tòa nhà có căn hộ du lịch (condotel)/căn hộ văn phòng (officetel)”… là cơ sở để cấp “sổ hồng” cho bên mua. Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên Môi trường đang dự thảo “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thi hành Luật Đất đai”, trong đó có đề xuất cấp “sổ hồng” cho công trình xây dựng không phải là nhà ở, trong đó căn hộ du lịch (condotel).

"Nhưng, “vướng mắc, bất cập” hiện nay là cần xử lý và giải quyết có lý có tình việc cấp đổi, cấp lại cho hàng nghìn Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình phục vụ mục đích lưu trú, du lịch trên đất thương mại, dịch vụ mà trước đây khách hàng đã được cấp “sổ hồng” gắn với “quyền sử dụng đất ở không hình thành đơn vị ở ổn định lâu dài” trái pháp luật đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng đã “lỡ mua” các sản phẩm này", ông Lê Hoàng Châu nói.

Trúc Dân
Theo VnMedia.vn Copy
Xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản

Xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản

Để triển khai Nghị định số 44/2022/NĐ-CP về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản, ngày 18/7/2022, Bộ Xây dựng đã có công văn 2653/BXD-QLN đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương, tập trung chỉ đạo thực hiện một số nội dung.
Đề nghị làm rõ trách nhiệm và sai phạm trong quy hoạch đường Lê Văn Lương

Đề nghị làm rõ trách nhiệm và sai phạm trong quy hoạch đường Lê Văn Lương

Các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội đang có các cuộc tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 7, HĐND Thành phố khóa XVI. Tại các cuộc tiếp xúc, nhiều vấn đề nóng đã được cử tri nêu ra và đề nghị các vị đại biểu thông tin tới chính quyền nhằm giải quyết rốt ráo.
Trung Quốc yêu cầu ngân hàng tài trợ cho các dự án nhà ở tại nước này

Trung Quốc yêu cầu ngân hàng tài trợ cho các dự án nhà ở tại nước này

Trong bối cảnh người mua nhà Trung Quốc lần lượt từ chối thanh toán nợ, cơ quan quản lý ở nước này đã yêu cầu các ngân hàng cung cấp tín dụng cho những doanh nghiệp bất động sản mà đủ điều kiện hoàn thành các dự án đang dang dở.
Yêu cầu kiểm tra kế hoạch bay hàng ngày của các hãng hàng không

Yêu cầu kiểm tra kế hoạch bay hàng ngày của các hãng hàng không

Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) vừa có văn bản gửi các đơn vị liên quan về việc lập kế hoạch bay hàng ngày phù hợp với slot được xác nhận và phép bay được cấp.
Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/7

Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/7

Cafedautu.vn xin sơ lược thông tin sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/7 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Chứng khoán châu Á trái chiều phiên 21/7

Chứng khoán châu Á trái chiều phiên 21/7

Các chỉ số chính tại chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương diễn biến trái chiều sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tiếp tục chính sách ôn hòa và giữ nguyên mức lãi suất.
Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Suốt 2 tháng đầu năm tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phân khúc nhà phố/biệt thự chỉ có một dự án thuộc giai đoạn tiếp theo mở bán với nguồn cung mới là 7 căn, giảm 42% so với cùng kỳ; tuy nhiên, không có giao dịch nào được ghi nhận.
Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Năm 2023, trên địa bàn TP. Đà Lạt chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
Mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc - Kinh nghiệm 'xương máu' về BĐS

Mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc - Kinh nghiệm "xương máu" về BĐS

Bất động sản luôn là một lĩnh vực hấp dẫn với nhiều người. Với sự phát triển của các khu đô thị, thị trường bất động sản càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Trong đó, mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc được xem là một trong những điểm nóng trên thị trường BĐS. Nếu bạn đang có ý định mua bán nhà tại khu đô thị này, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết và kinh nghiệm quan trọng trong bài viết này.
Cafe Khởi nghiệp