CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex, HOSE: GIL) gần đây đã đưa ra thông báo về biến động của lãnh đạo cấp cao.
CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex, HOSE: GIL) gần đây đã đưa ra thông báo về biến động của lãnh đạo cấp cao.
Cụ thể, Gilimex nhận được đơn xin từ nhiệm vị trí Giám đốc của ông Phạm Văn Tàu nhiệm kỳ 2020 - 2025 kể từ ngày 14/9 với lý do cá nhân. Với việc nộp đơn xin từ nhiệm, Hội đồng quản trị của Gilimex đã có quyết định miễn nhiệm chức danh Giám đốc của ông Phạm Văn Tàu.
Song song đó, Hội đồng quản trị đã bổ nhiệm bà Phạm Thị Ánh Nguyệt giữ vị trí Giám đốc kể từ ngày 14/9. Thông tin và quá trình làm việc của bà Nguyệt chưa được công bố. Bà Nguyệt Ánh là thành viên duy nhất của ban điều hành Gilimex.
Ông Phạm Văn Tàu (sinh năm 1977) là một kỹ sư cơ khí, được bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc Gilimex từ tháng 11/2020. Theo báo cáo quản trị bán niên 6 tháng đầu năm, ông Tàu đang nắm giữ 0,15% cổ phần của Gilimex.
Ngoài ra, ngay trước khi Gilimex có biến động về nhân sự cấp cao, công ty này đã được chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Gilimex - Vĩnh Long.
Tại Gilimex Vĩnh Long, Gilimex đang nắm giữ 30% tỷ lệ lợi ích trực tiếp, nhưng nắm tới 95% quyền chi phối, tính tại ngày 30/6.
Xem thêm: Tổng Giám đốc Vinacafe Biên Hòa từ chức
Thông tin thêm, CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (GIL) có tiền thân là Công ty Cung ứng hàng xuất khẩu quận Bình Thạnh, được thành lập vào năm 1982. Ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất và xuất khẩu hàng may gia dụng. Tháng 9/2007, để thực hiện dự án Xí nghiệp may tại Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, Công ty đã huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 102 tỷ đồng.
Công ty hiện đang quản lý và vận hành 70 dây chuyền sản xuất của Nhà máy may Bình Thạnh, Nhà Máy may Thạnh Mỹ, Nhà máy tại Quận 1 TP.HCM. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty là Châu Âu và Mỹ.
Xét về tình hình kinh doanh, Gilimex ghi nhận lãi sau thuế quý II cổ đông công ty mẹ đạt 115 tỷ đồng, gấp gần 2 lần cùng kỳ năm trước.
Doanh nghiệp cho biết lợi nhuận trong quý tăng mạnh nhờ doanh thu tăng và có thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất bán. Doanh thu thuần cả quý đạt 1.258 tỷ đồng, tăng 37%. Giá vốn tăng ít hơn nên lãi gộp tăng 73% lên 247 tỷ đồng.
Các chi phí hoạt động đều tăng so với cùng kỳ, trong đó chi phí bán hàng tăng 40%, chi phí quản lý tăng 25%, song chi phí tài chính giảm 23% về 11,6 tỷ đồng. Doanh thu tài chính giảm 31% xuống 14,4 tỷ đồng, chủ yếu do giảm lãi chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện.
Năm 2022, công ty đặt kế hoạch doanh thu đạt 4.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 250 tỷ đồng, lần lượt giảm 3,6% và 24,4% so với thực hiện cùng kỳ. Như vậy, so với kế hoạch đề ra, công ty đã thực hiện được 67,3% chỉ tiêu doanh thu và 89,3% mục tiêu lợi nhuận cả năm.
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu GIL giao dịch ở mức 42,100 tại thời điểm đóng cửa phiên cuối tuần.
Xem thêm: Trước thềm ĐHĐCĐ, thành viên HĐQT CIC Group nộp đơn từ chức