Cụ thể, đồng Rúp đã mất gần 50% giá trị so với đồng bạc xanh kể từ đầu năm, với mức thiệt hại tăng nhanh kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24/2.
Cụ thể, đồng Rúp đã mất gần 50% giá trị so với đồng bạc xanh kể từ đầu năm, với mức thiệt hại tăng nhanh kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24/2.
Đồng Rúp của Nga giảm mạnh trong phiên giao dịch mỏng đầu tuần, xuống mức thấp kỷ lục mới. Bên cạnh đó, thị trường tại địa phương cũng đóng cửa giao dịch cho đến ít nhất là ngày mai.
Cụ thể, đồng Rúp đã mất gần 50% giá trị so với đồng bạc xanh kể từ đầu năm, với mức thiệt hại tăng nhanh kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24/2.
Trên sàn giao dịch EBS, đồng Rúp suy yếu tới 160 Rúp cho 1 USD, tương đương hơn 22% và gần đây đã được giao dịch ở mức 145, giảm 14,5% trong ngày.
Chênh lệch giá mua và bán nằm trong khoảng 7 đến 15 xu, điều này chứng minh rằng tính thanh khoản của thị trường ngày càng kém.
Ngoài ra, các biện pháp trừng phạt nhằm kiềm chế Nga, các công ty và cá nhân chủ chốt của quốc gia này cũng như các động thái, hành động chống cự từ Moscow đã khiến tài sản của nước này ngày càng cô lập với thị trường tài chính toàn cầu và khiến giới nhà đầu tư khó giao dịch bất kỳ loại chứng khoán nào.
Ipek Ozkardeskaya, nhà phân tích cấp cao tại Swissquote cho biết: “Tương lai có vẻ không tươi sáng đối với đồng rúp Nga. Sự kết hợp của các biện pháp trừng phạt của phương Tây, nguy cơ vỡ nợ gia tăng và động cơ thoái vốn khỏi các tài sản mệnh giá bằng đồng Rúp có thể sẽ còn đè nặng lên đồng tiền này."
Đáng chú ý, thị trường chứng khoán Moscow đã đóng cửa từ ngày 25/2. Hơn nữa, quỹ ETF của Nga và các doanh nghiệp Nga giao dịch tại Mỹ đã tạm dừng hoạt động vào ngày 4/3 sau khi quỹ giảm gần 80% từ đầu năm đến nay.
Gabriel Sterne, người đứng đầu nghiên cứu EM toàn cầu tại Oxford Economics, cho biết: “Với giá trái phiếu đồng Euro của Nga ở đâu đó khoảng 20, điều này sẽ diễn ra trong một thời gian dài và không ai muốn gắn liền với (đồng rúp).”