Giới phân tích thị trường nhận định, giá dầu sẽ tiếp tục tăng cao, lên 200 USD/thùng nếu phần lớn lượng dầu xuất khẩu của Nga bị cắt giảm.
Giới phân tích thị trường nhận định, giá dầu sẽ tiếp tục tăng cao, lên 200 USD/thùng nếu phần lớn lượng dầu xuất khẩu của Nga bị cắt giảm.
Ngày 7/3, giá dầu đã chạm đỉnh 13 năm, có thời điểm chạm mức gần 140 USD/thùng tại thị trường châu Á, trước khi quay về mốc khoảng 130 USD. Như vậy, kể từ khi chiến sự giữa Nga và Ukraine nổ ra, tức hơn 10 ngày nay, giá dầu đã tăng 30%.
Giá dầu Brent tăng lên gần 130 USD/thùng trong phiên giao dịch chiều 7/3 tại châu Á, mức cao nhất kể từ năm 2008, do việc Mỹ và các đồng minh châu Âu cân nhắc ban hành lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga và sự chậm trễ trong việc đạt được đồng thuận nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran đã làm dấy lên những lo ngại về nguồn cung thắt chặt.
Các chuyên gia phân tích của ngân hàng Bank of America (Mỹ) cho biết nếu phần lớn lượng dầu xuất khẩu của Nga bị cắt đứt, thị trường có thể thiếu hụt 5 triệu thùng dầu trở lên, đồng nghĩa với việc giá dầu có thể tăng gấp đôi từ 100 USD/thùng lên 200 USD/thùng, trong khi các chuyên gia phân tích của ngân hàng JP Morgan (Mỹ) dự doán giá dầu có thể tăng lên 185 USD/thùng trong năm nay.
Các nhà phân tích của JPMorgan cũng dự báo giá dầu có thể tăng đến 185 USD/thùng trong năm nay. Tương tự, các chuyên gia tại Mitsubishi UFJ Financial Group Inc (MUFG) cho rằng dầu có thể tăng tới 180 USD/thùng và gây ra suy thoái toàn cầu.
Nga là nước xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu hàng đầu thế giới, với kim ngạch xuất khẩu khoảng 7 triệu thùng/ngày, chiếm 7% nguồn cung toàn cầu. Một số lượng dầu xuất khẩu của Kazakhstan từ các cảng của Nga cũng gặp nhiều vấn đề phức tạp.
Hiện nay, Nga đang cung cấp khoảng 40% nhu cầu khí đốt cho toàn châu Âu, với 5 đường ống chính.
Theo thông tin mới nhất, ngày 8/3, Ủy ban châu Âu sẽ đưa ra những đề xuất đầu tiên nhằm đa dạng hóa cung cho châu Âu, giảm phụ thuộc vào Nga, nhất là mặt hàng khí hóa lỏng.