Giá mặt hàng giáo dục tăng mạnh nhất so với các nhóm hàng tiêu dùng

Thứ năm, 29/09/2022 | 10:56 Theo dõi CFĐT trên

Theo Tổng cục Thống kê, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào; một số địa phương tăng học phí năm học mới 2022-2023 là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2022 tăng 0,4% so với tháng trước.

So với tháng 12/2021, CPI tháng 9 tăng 4,01% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,94%.

CPI bình quân quý III/2022 tăng 3,32% so với quý III/2021. Bình quân 9 tháng năm nay, CPI tăng 2,73% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,88%.

Đáng chú ý, trong nhóm hàng tăng giá, nhóm giáo dục tháng 9/2022 tăng cao nhất với 8,37% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 0,52 điểm phần trăm do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tăng học phí năm học mới 2022-2023.

Nhóm giao thông tháng 9/2022 tăng 6,68% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 0,65 điểm phần trăm, trong đó giá xăng dầu tăng 11,18% do giá xăng A95 tăng 640 đồng/lít; xăng E5 tăng 1.070 đồng/lít và dầu diezen tăng 5.950 đồng/lít.

Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 4,82% do dịch Covid-19 được kiểm soát, giá tour và khách sạn, nhà hàng tăng khi nhu cầu du lịch trong nước tăng.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 4,43% do giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở và nhà ở thuê tăng.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,65%, chủ yếu do dịch Covid-19 được kiểm soát, giá dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng 6,56%; lương thực tăng 2,1% và thực phẩm tăng 2,77%.

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 3,44%, chủ yếu do giá nguyên liệu sản xuất đồ uống và chi phí vận chuyển tăng.

Bên cạnh đó, nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tháng 9 tăng 2,99% so với cùng kỳ năm trước; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 2,54%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 2,19%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,47%.

Theo Tổng cục Thống kê, kinh tế Việt Nam có khả năng phục hồi mạnh hơn trong các tháng còn lại của năm do tác động của các gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng cùng với nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng sẽ đẩy giá cả hàng hóa lên cao.

Chính vì vậy, công tác quản lý, điều hành giá trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện thận trọng, chủ động và linh hoạt để bảo đảm kiểm soát tốc độ tăng giá tiêu dùng năm 2022, đồng thời tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát trong năm 2023.

So với tháng trước, CPI tháng 9/2022 tăng 0,4%. Tuy nhiên, riêng nhóm giáo dục tăng tới 5,84%..

Theo Tổng cục Thống kê, so với tháng trước, CPI tháng 9/2022 tăng 0,4%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 9 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước; 2 nhóm giảm giá, trong đó nhóm giao thông giảm 2,23% do giá xăng liên tục giảm ở các kỳ điều chỉnh trong tháng và nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,04%.

Diễn biến giá tiêu dùng tháng 9/2022 so với tháng trước

1. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+0,18%)

Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 9/2022 tăng 0,18% so với tháng trước, tác động làm CPI chung tăng 0,06 điểm phần trăm, trong đó lương thực giảm nhẹ 0,08%, tác động giảm 0,003 điểm phần trăm; thực phẩm tăng 0,16%, tác động tăng 0,03 điểm phần trăm; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,32%, tác động tăng 0,03 điểm phần trăm.

1.1. Lương thực (-0,08%)

Chỉ số giá nhóm lương thực tháng 9/2022 giảm 0,08% so với tháng trước, trong đó chỉ số giá nhóm gạo giảm 0,24% (Gạo tẻ thường giảm 0,29%; gạo tẻ ngon giảm 0,08% và gạo nếp giảm 0,12%). Giá gạo tháng 9 giảm nhẹ so với tháng trước do nguồn cung gạo trong nước được bảo đảm.

Trong tháng, giá gạo tẻ thường dao động từ 12.500-15.000 đồng/kg; giá gạo Bắc Hương từ 18.000-21.000 đồng/kg; giá gạo tẻ ngon Nàng Thơm chợ Đào từ 19.000-21.000 đồng/kg; giá gạo nếp từ 25.000-35.000 đồng/kg.

Giá nguyên liệu đầu vào tăng tác động đến giá các mặt hàng lương thực chế biến khác như giá bánh mỳ tăng 0,66%; bột ngô tăng 0,4%; miến tăng 0,29%; mỳ sợi, mỳ, phở, cháo ăn liền tăng 0,28%; ngũ cốc ăn liền tăng 0,13%.

1.2. Thực phẩm (+0,16%)

Giá thực phẩm tháng 9/2022 tăng 0,16% so với tháng trước, nguyên nhân chủ yếu tập trung ở một số mặt hàng sau:

- Giá thức ăn chăn nuôi ở mức cao, cùng với nhu cầu tiêu dùng tăng làm cho giá thịt gia cầm tăng 0,04% so với tháng trước, trong đó giá thịt gà tăng 0,07%; thịt gia cầm đông lạnh tăng 0,7%. Bên cạnh đó, giá trứng các loại tăng 0,4% so với tháng trước do nhu cầu nguyên liệu làm bánh tăng vào dịp Rằm Trung thu.

- Giá thủy hải sản tươi sống tăng 0,17% so với tháng trước do sản lượng khai thác giảm vì ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới nên ngư dân hạn chế ra khơi, trong đó giá cá tăng 0,14%; tôm tăng 0,24%. Theo đó, giá thủy sản chế biến tháng Chín tăng 0,19% so với tháng Tám.

- Giá rau tươi, khô và chế biến tăng 1,08% so với tháng trước, chủ yếu do thời tiết mưa, nắng thất thường ảnh hưởng đến canh tác rau. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng rau xanh, củ, quả tăng lên dẫn đến giá tăng. Trong đó, giá cà chua tháng 9/2022 tăng 5,37% so với tháng trước; su hào tăng 2,35%; rau dạng quả, củ tăng 1,65%; khoai tây tăng 0,68%; rau gia vị tăng 1,19%.

- Giá nước mắm, nước chấm tăng 0,27% so với tháng trước; sữa, bơ, pho mát tăng 0,24%; đường, mật tăng 0,26%; bánh, mứt, kẹo tăng 0,31%; chè, cà phê, ca cao tăng 0,09% do giá nguyên vật liệu tăng.

- Ở chiều ngược lại, giá thịt lợn giảm 0,52% so với tháng trước, làm CPI giảm 0,02 điểm phần trăm. Giá thịt lợn tháng 9/2022 giảm do dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát tốt, nguồn cung được đảm bảo, việc tái đàn diễn ra thuận lợi, thêm vào đó nguồn cung thịt lợn đông lạnh nhập khẩu lớn với mức giá thấp. Tính đến ngày 25/9/2022, giá thịt lợn hơi cả nước dao động khoảng 56.000-63.000 đồng/kg. 

1.3. Ăn uống ngoài gia đình (+0,32%)

Giá dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tháng 9/2022 tăng 0,32% so với tháng trước do giá nguyên liệu chế biến cao và nhu cầu du lịch trong tháng tăng cao vào dịp Lễ Quốc khánh 02/9. Trong đó, chỉ số giá ăn ngoài gia đình tăng 0,15% so với tháng trước; uống ngoài gia đình tăng 0,27% và đồ ăn nhanh mang đi tăng 1,35%.

2. Đồ uống và thuốc lá (+0,13%)

Chỉ số giá nhóm đồ uống và thuốc lá tháng 9/2022 tăng 0,13% so với tháng trước do giá nguyên liệu sản xuất đồ uống, thuốc lá tăng. Cụ thể, giá nước quả ép tăng 0,27%; nước uống tăng lực đóng chai tăng 0,16%; rượu bia tăng 0,16% và thuốc hút tăng 0,12%.

3. May mặc, mũ nón, giày dép (+0,16%)

Chỉ số giá nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tháng 9/2022 tăng 0,16% so với tháng trước do giá nguyên phụ liệu sản xuất, chi phí nhân công và nhu cầu mua sắm chuẩn bị bước vào năm học mới tăng. Trong đó, giá vải tăng 0,18%; quần áo may sẵn tăng 0,16%; mũ nón tăng 0,17%; giày dép tăng 0,14%; dịch vụ may mặc tăng 0,15%; dịch vụ sửa chữa giày dép tăng 0,18%.

4. Nhà ở và vật liệu xây dựng (+0,94%)

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tháng 9/2022 tăng 0,94% so với tháng trước do các nguyên nhân chủ yếu sau:

- Giá thuê nhà tăng 8,16% so với tháng trước do nhu cầu thuê nhà tăng cao vào dịp đầu năm học mới.

- Giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,33% do công sơn tường, lát gạch, xây tường, công lao động phổ thông tăng và nhu cầu xây dựng cao.

- Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,07% do giá xi măng, gạch xây, gạch bê tông, tấm lợp, sơn tường tăng theo giá nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất.

- Giá dầu hỏa tăng 0,06% so với tháng trước do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh giá ngày 05/9/2022, 12/9/2022 và 21/9/2022.

Bên cạnh đó, một số mặt hàng trong tháng có giá giảm so với tháng trước:

- Giá điện sinh hoạt tháng Chín giảm 0,42% so với tháng trước  do thời tiết chuyển sang mát mẻ.

- Giá gas giảm 1,72% so với tháng trước do từ ngày 01/9/2022, giá gas trong nước điều chỉnh giảm 7.000 đồng/bình 12 kg sau khi giá gas thế giới giảm 25 USD/tấn (từ mức 665 USD/tấn xuống mức 640 USD/tấn).

5. Thiết bị và đồ dùng gia đình (+0,16%)

Chỉ số giá nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tháng Chín tăng 0,16% so với tháng trước, tập trung chủ yếu ở các mặt hàng như: Giá giường, tủ, bàn ghế tăng 0,2%; máy xay sinh tố, ép hoa quả tăng 1,18%; ổn áp điện tăng 0,18%; nồi cơm điện tăng 0,36%; xà phòng và chất tẩy rửa tăng 0,23%; tủ lạnh tăng 0,15%... Ở chiều ngược lại, giá lò vi sóng, lò nướng, bếp từ giảm 0,64% so với tháng trước.

6. Giao thông (-2,23%)

Chỉ số giá nhóm giao thông tháng 9/2022 giảm 2,23% so với tháng trước làm CPI chung giảm 0,22 điểm phần trăm, chủ yếu do:

- Ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong nước vào ngày 05/9/2022, 12/9/2022 và 21/9/2022 làm cho giá xăng dầu tháng Chín giảm 5,92% so với tháng trước, trong đó giá xăng giảm 6%; giá dầu diezen tăng 1,35%.

- Giá dịch vụ giao thông công cộng giảm 0,44% so với tháng trước, trong đó giá vận tải hành khách bằng đường hàng không giảm 0,34%; đường bộ giảm 0,24%; taxi giảm 1,54%; đường sắt giảm 0,55%.

- Ở chiều ngược lại, giá xe ô tô mới tiếp tục tăng 0,17% so với tháng trước do thiếu nguồn cung linh kiện, phụ tùng.

7. Giáo dục (+5,84%)

Chỉ số giá nhóm giáo dục tháng 9/2022 tăng 5,84% so với tháng trước, trong đó dịch vụ giáo dục tăng 6,48%  do thời gian miễn, giảm học phí trong đại dịch tại nhiều địa phương đã kết thúc, đồng thời một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tăng học phí theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về việc quy định mức thu học phí, các khoản thu dịch vụ phục vụ và hỗ trợ hoạt động giáo dục từ năm học 2022-2023 trở đi tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên công lập trên địa bàn. Ngoài ra, một số cơ sở giáo dục ngoài công lập phải tự chủ về kinh phí điều chỉnh mức tăng học phí phù hợp với quy định. Bên cạnh đó, vào năm học mới nên nhu cầu mua sắm sách vở và các dụng cụ học tập tăng. Giá sách giáo khoa tăng 1,41%; giá vở, giấy viết các loại tăng 0,92%; bút viết các loại tăng 0,9% so với tháng trước.

8. Văn hóa, giải trí và du lịch (+0,03%)

Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tháng Chín tăng 0,03% so với tháng trước, tập trung chủ yếu ở các nhóm: Giá dịch vụ du lịch trong nước tăng 0,3%; thiết bị dụng cụ thể thao tăng 0,12%, vé xem phim, ca nhạc tăng 0,28%. Ở chiều ngược lại, giá dịch vụ du lịch nước ngoài giảm 0,51% so với tháng trước; hoa, cây cảnh, vật cảnh giảm 0,4%; ti vi màu, đầu DVD lần lượt giảm 0,26% và giảm 0,2%.

9. Hàng hóa và dịch vụ khác (+0,14%)

Chỉ số giá nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tháng 9/2022 tăng 0,14% so với tháng trước, tập trung chủ yếu ở giá dịch vụ chăm sóc người già tại nhà dưỡng lão tăng 2,19%; mặt hàng chăm sóc cơ thể như kem dưỡng da, son môi và nước hoa tăng 0,23%; vật dụng về hỷ, vật dụng tang lễ, thờ cúng tăng lần lượt 0,68%, 0,19%; dịch vụ phục vụ cá nhân tăng 0,25%.

10. Chỉ số giá vàng (-1,71%)

Giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Tính đến ngày 25/9/2022, bình quân giá vàng thế giới ở mức 1.702,79 USD/ounce, giảm 4,74% so với tháng 8/2022 khi Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ.

Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 9/2022 giảm 1,71% so với tháng trước; tăng 1,34% so với tháng 12/2021; tăng 4,06% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 9 tháng năm 2022 tăng 6,22%.

11. Chỉ số giá đô la Mỹ (+0,53%)

Đồng đô la Mỹ trên thị trường thế giới tăng trong tháng 9/2022 là do Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất. Ngày 21/9/2022, FED thông báo tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm phần trăm, lên biên độ 3% - 3,25%. Đây là lần tăng lãi suất thứ 5 trong năm nay và là lần thứ 3 liên tiếp Fed tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm. Tính đến ngày 25/9/2022, chỉ số đô la Mỹ trên thị trường quốc tế đạt mức 109,7 điểm, tăng 2,8 điểm so với tháng trước.

Trong nước, giá đô la Mỹ bình quân trên thị trường tự do quanh mức 23.530 VND/USD. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 9/2022 tăng 0,53% so với tháng trước; tăng 2,87% so với tháng 12/2021 và tăng 3,45% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 9 tháng năm 2022 tăng 0,7%.

 

Xuân Hưng
Theo VnMedia.vn Copy
Kế hoạch áp giá trần lên dầu Nga của EU tạm trì hoãn

Kế hoạch áp giá trần lên dầu Nga của EU tạm trì hoãn

Các nước thành viên Liên minh châu Âu đang chạy đua để đi đến một thỏa thuận chung về việc áp giá trần lên mặt hàng dầu thô của Nga. Tuy nhiên, nhiều khả năng vấn đề này sẽ bị trì hoãn cho đến khi một lệnh trừng phạt mới được thông qua.
EU cảnh báo viễn cảnh thiếu thực phẩm

EU cảnh báo viễn cảnh thiếu thực phẩm

Giá cả năng lượng và phân bón tăng chóng mặt đang có nguy cơ đe dọa đến hoạt động sản xuất rau quả của Liên minh Châu Âu (EU).
Ngành công nghiệp bao bì mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam

Ngành công nghiệp bao bì mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam

Triển lãm Quốc tế In ấn, Bao bì và Chế biến Thực phẩm Việt Nam 2022 (VIETNAM PRINTPACK 2022) diễn ra mới đây tại TP. Hồ Chí Minh được đánh giá là một triển lãm thương mại chuyên nghiệp, uy tín và chất lượng về ngành công nghiệp in ấn, đóng gói và chế biến thực phẩm.
Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 30/9

Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 30/9

Cafedautu.vn xin sơ lược thông tin sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 30/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 30/9: VN-Index vẫn đang trong giai đoạn dò đáy

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 30/9: VN-Index vẫn đang trong giai đoạn dò đáy

Nhìn chung VN-Index vẫn đang trong giai đoạn dò đáy với ngưỡng hỗ trợ vững hơn tại mức 1.100 điểm. BSC duy trì quan điểm thận trọng và chờ đợi đến khi hiệu ứng thông tin tăng lãi suất yếu đi trên thị trường.
GMD chi hàng trăm tỷ đồng để trả cổ tức 2021

GMD chi hàng trăm tỷ đồng để trả cổ tức 2021

CTCP Gemadept (HOSE: GMD) ngày 10/10 tới sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt với tỷ lệ 12%. 
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp