Thị trường chứng khoán liên tiếp chìm sâu trong biển đỏ khi giới đầu tư tiếp tục bày tỏ quan ngại về cuộc xung đột Nga - Ukraine, số ca nhiễm Covid-19 tại Trung Quốc đại lục tăng cao và việc Fed tăng lãi suất.
Thị trường chứng khoán liên tiếp chìm sâu trong biển đỏ khi giới đầu tư tiếp tục bày tỏ quan ngại về cuộc xung đột Nga - Ukraine, số ca nhiễm Covid-19 tại Trung Quốc đại lục tăng cao và việc Fed tăng lãi suất.
Phiên giao dịch hôm nay chứng kiến đà giảm của hầu hết các thị trường chứng khoán. Nguyên nhân được cho là do số ca nhiễm Covid-19 tại Trung Quốc tăng vọt, xung đột giữa Nga - Ukraine tiếp tục diễn ra căng thẳng và những lo lắng về việc Fed tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2018.
Cụ thể, chỉ số Euro STOXX giảm 1,6%, CAC 40 của Pháp giảm 1,5 % và chỉ số FTSE của Anh mất 1,4%.
Tại thị trường Mỹ, một đợt giảm mạnh khác khiến chỉ số Nasdaq 100 hiện giảm hơn 20% so với mức đỉnh kỷ lục vào cuối năm ngoái.
Chỉ số Thế giới MSCI giảm 0,6% và chạm mức thấp nhất trong vòng 1 năm trở lại đây. Tương tự, chỉ số MSCI về cổ phiếu châu Á - Thái Bình Dương, không bao gồm Nhật Bản giảm 2,92%.
Ngoài ra, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tiếp tục nằm trong vùng tiêu cực tại phiên giao dịch hôm nay khi giảm 5,8% sau khi bán ra gần 5% một ngày trước đó.
Đáng chú ý, giá dầu đã giảm hơn 5%. Trong đó, dầu thô Brent trở lại 100 USD/thùng do lo ngại về nhu cầu sử dụng dầu ở Trung Quốc giảm vì nước này đã phong tỏa một số khu vực nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.
Xem thêm: Giá dầu giảm trước tín hiệu tích cực của cuộc đàm phán Nga - Ukraine
Thông tin thêm, Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu dầu, than và khí đốt tự nhiên hóa lỏng nhiều nhất thế giới.
Jack Siu, Giám đốc đầu tư của Credit Suisse cho Greater China, cho biết: “Câu hỏi mà chúng tôi đang đặt ra là liệu các thị trường đã đạt đến mức giảm giá đỉnh điểm hay chưa. Hơn nữa, giá cổ phiếu đã giảm đáng kể và chưa có quyết định rõ ràng nào được công bố từ phía Cơ quan quản lý của Mỹ đối với các cổ phiếu Trung Quốc được niêm yết tại thị trường này.”
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng tập trung vào cuộc họp của Fed diễn ra vào ngày mai khi Fed có thể tiến hành việc tăng lãi suất.
Mọi con mắt đang đổ dồn vào việc liệu Fed có đẩy mạnh đường lối diều hâu và cam kết tiếp tục tăng cho đến khi lạm phát được kiểm soát hay không.
Xem thêm: Thị trường chứng khoán ngập trong sắc đỏ