EU đối mặt với tình trạng thiếu nhiên liệu và giá năng lượng tăng vọt

Thứ hai, 06/02/2023 | 09:27 Theo dõi CFĐT trên

Bộ Năng lượng Hungary hồi cuối tuần vừa rồi đã lên tiếng cảnh báo rằng các quốc gia thành viên EU chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu nhiên liệu và giá năng lượng tăng vọt do mức giá trần mới được áp đặt đối với dầu của Nga bắt đầu có hiệu lực từ ngày 5/2.

Hungary về lâu về dài cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi việc áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm chống lại Nga, Bộ Năng lượng Hungary nói thêm.

Trước đó, các quan chức ở Brussels thông báo rằng khối này sẽ ấn định giá trần đối với các sản phẩm dầu mỏ tinh chế nhập khẩu từ Nga ở mức 100 USD/thùng đối với dầu diesel và 45 USD/thùng đối với dầu mazut. Biện pháp trừng phạt mới này được ủng hộ bởi Mỹ, Australia và các quốc gia G7 khác. EU đưa ra giá trần với dầu tinh chế của Nga chỉ hai tháng sau khi đưa ra mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga.

Giá trần là một phần của các biện pháp trừng phạt nhằm hạn chế doanh thu năng lượng của Moscow trong bối cảnh xung đột quân sự đang diễn ra ở Ukraine. Các biện pháp trừng phạt kiểu này đã gây ra những lo ngại lớn về sự gián đoạn nguồn cung toàn cầu. Dầu diesel hiện đang giao dịch ở mức từ 110 đến 120 USD/ thùng, trong khi dầu thô dao động quanh mức 80 USD/thùng.

Vào tháng 12, Tổng thống Vladimir Putin đã ký một sắc lệnh về các biện pháp trả đũa nhằm đáp lại việc các nước áp dụng giá trần đối với dầu xuất khẩu của Nga. Mosocw đã cấm cung cấp dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ từ Nga cho các quốc gia áp dụng giá trần trong hợp đồng của họ.

Sắc lệnh do ông Putin ký có hiệu lực từ ngày 1/2/2023 và có hiệu lực đến ngày 1/7/2023. Sắc lệnh cũng cấm giao hàng nếu các hợp đồng trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến giá trần. Ngày có hiệu lực của lệnh cấm cung cấp các sản phẩm xăng dầu sẽ được chính phủ Nga ấn định sau.

Kiệt Linh
Theo VnMedia.vn Copy
Lao động Nhật Bản không được tăng lương trong 30 năm, doanh nghiệp chịu áp lực trả lương

Lao động Nhật Bản không được tăng lương trong 30 năm, doanh nghiệp chịu áp lực trả lương

Các chuyên gia đã chỉ ra hàng loạt nguyên nhân khiến tiền lương trì trệ, điển hình là tình trạng giảm phát. Giảm phát bắt đầu vào giữa những năm 1990, do đồng Yên tăng mạnh, đẩy chi phí nhập khẩu xuống và bong bóng bất động sản. 
Một chỉ số kinh tế bí ẩn đang phát đi tín hiệu cảnh báo cho toàn bộ nền kinh tế

Một chỉ số kinh tế bí ẩn đang phát đi tín hiệu cảnh báo cho toàn bộ nền kinh tế

Theo dữ liệu từ Fibre Box Association, các lô hộp carton của Mỹ đã giảm 8,4% trong quý IV, mức giảm hàng quý lớn nhất kể từ quý II/2009, thời điểm diễn ra đại khủng hoảng tài chính.
Giá thực phẩm ở Anh tăng cao kỷ lục

Giá thực phẩm ở Anh tăng cao kỷ lục

Lạm phát lương thực ở Anh tăng vọt lên mức kỷ lục mới 16,7% trong bốn tuần của tháng Giêng; ngay cả những thứ cơ bản như sữa, bơ, pho mát, trứng và thức ăn cho chó cũng trở nên đắt đỏ hơn rất nhiều...
Công tác lãnh sự góp phần giúp Việt Nam phục hồi và phát triển kinh tế hậu Covid-19

Công tác lãnh sự góp phần giúp Việt Nam phục hồi và phát triển kinh tế hậu Covid-19

"Ngành ngoại giao đã đẩy mạnh triển khai và tiếp tục nâng cao chất lượng các dịch vụ công về lãnh sự ở trong và ngoài nước, đóng góp vào nỗ lực chung của Việt Nam trong phục hồi, phát triển kinh tế hậu Covid-19", Quyền Cục trưởng Cục Lãnh sự Doãn Hoàng Minh đã cho biết như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác lãnh sự trong năm qua.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 6/2: Giải ngân với những mã ngân hàng có vốn hóa lớn

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 6/2: Giải ngân với những mã ngân hàng có vốn hóa lớn

Tại khung đồ thị ngày, 2 chỉ báo quan trọng là MACD và RSI vẫn chưa cho tín hiệu tích cực trở lại mà mới chỉ đi ngang cho thấy áp lực bán hiện đang chỉ tạm thời hạ nhiệt.
Ấn Độ từ bỏ đồng USD để lách các lệnh trừng phạt nhằm vào dầu mỏ của Nga

Ấn Độ từ bỏ đồng USD để lách các lệnh trừng phạt nhằm vào dầu mỏ của Nga

Các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ hiện đang sử dụng đồng dirham của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất thay vì đô la Mỹ (USD) để thanh toán cho hầu hết số lượng dầu mà họ mua từ Nga thông qua các thương nhân có trụ sở tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, hãng tin Reuters dẫn các nguồn quen thuộc với vấn đề này cho biết.
Châu Âu: Cuộc khủng hoảng năng lượng “tiêu tốn” gần 800 tỷ Euro

Châu Âu: Cuộc khủng hoảng năng lượng “tiêu tốn” gần 800 tỷ Euro

Dự luật của các nước châu Âu nhằm bảo vệ các hộ gia đình và doanh nghiệp khỏi chi phí năng lượng tăng vọt đã lên tới gần 800 tỷ Euro, một báo cáo công bố ngày 13/2 cho biết, đồng thời hối thúc các quốc gia chi tiêu có trọng điểm hơn để ứng phó với khủng hoảng năng lượng.
Kim ngạch thương mại Việt-Mỹ năm 2022 đạt hơn 123 tỷ USD

Kim ngạch thương mại Việt-Mỹ năm 2022 đạt hơn 123 tỷ USD

Sáng ngày 13/02, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Đại diện Thương mại Katherine Tai, đồng thời là chuyến thăm cấp Bộ trưởng về kinh tế đầu tiên của Chính quyền Tổng thống Biden tới Việt Nam. Chuyến thăm mở đầu cho chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ.
Ngày mai giá xăng dầu đồng loạt giảm?

Ngày mai giá xăng dầu đồng loạt giảm?

Theo lãnh đạo một số doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, trong kỳ điều hành ngày mai giá xăng có thể giảm về dưới 23.000 đồng/lít và giá dầu về dưới 21.000 đồng/lít nếu nhà điều hành không sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Đức sang Nga giảm tới 45,2%

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Đức sang Nga giảm tới 45,2%

Nga đã rơi từ vị trí 12 xuống vị trí 14 trong bảng xếp hạng các nhà cung cấp nguyên liệu và hàng hóa quan trọng nhất cho Đức.