Các đối tượng sử dụng gần 300 ứng dụng cho vay tiền trên điện thoại di động; liên kết với gần 200 công ty cầm đồ, công ty tài chính để cung cấp các gói sản phẩm cho vay trị giá từ 2 đến 7 triệu đồng, kỳ hạn vay 07 ngày với lãi suất khoảng 2.090,93%/năm.
Chiêu cho vay tiền qua các ứng dụng với lãi suất 'cắt cổ'
Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự và Công an tỉnh Lào Cai triệt phá đường dây cho vay nặng lãi quy mô lớn qua ứng dụng điện thoại di động hoạt động xuyên biên giới vào Việt Nam.
Tính đến nay, đã có khoảng 159.000 khách hàng vay tiền qua các ứng dụng với tổng số tiền khách hàng vay là hơn 1.800 tỷ đồng.
Theo đó, ngày 12/7, lực lượng Công an đã triệu tập, làm việc với 41 đối tượng, thu giữ 72 điện thoại di động, 43 máy tính, nhiều chứng từ, con dấu của 02 công ty và các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến hành vi phạm tội của đường dây cho vay lãi nặng này.
Theo điều tra, đây là đường dây phạm tội có tổ chức, xuyên quốc gia, được tổ chức chặt chẽ, do các đối tượng người nước ngoài cầm đầu, móc nối với các đối tượng trong nước. Chúng lập các bộ phận chuyên trách đặt tại địa bàn 03 tỉnh, thành phố, gồm: Bộ phận quản lý, điều hành, thẩm định, hỗ trợ hoạt động vay tại TP Hồ Chí Minh; Bộ phận trung gian thanh toán hoạt động chi hộ/thu hộ tại TP Hà Nội; Bộ phận nhắc nợ/thu hồi nợ tại tỉnh Lào Cai.
Các bộ phận chuyên trách này do Nguyễn Thị Hoài Thương (SN 1993, trú tại Long Thạnh Mỹ, Quận 9, TP Hồ Chí Minh), Phạm Thị Huyền (SN 1990, trú tại Vạn Hòa, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai), Chống Ngọc Phụng (SN 1999, trú tại phường 11, Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) điều hành.
Các đối tượng đã lập ra Công ty Trách nhiệm hữu hạn công nghệ Funmobi, sử dụng gần 300 ứng dụng cho vay tiền trên điện thoại di động (Vndong, Hitien, Zdong, Hvay...), liên kết với gần 200 công ty cầm đồ, công ty tài chính fintech để cung cấp các gói sản phẩm cho vay trị giá từ 2 đến 7 triệu đồng, kỳ hạn vay 07 ngày với lãi suất khoảng 2.090,93%/năm.
Để vay tiền, khách hàng được bộ phận hỗ trợ, chăm sóc khách hàng hướng dẫn cài đặt ứng dụng trên điện thoại di động, cung cấp đầy đủ thông tin: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD/Hộ chiếu, số tài khoản ngân hàng, nghề nghiệp, nơi làm việc, ảnh chân dung, giấy tờ tùy thân; cấp quyền cho ứng dụng truy cập danh bạ, các ứng dụng trên điện thoại… và đăng ký khoản vay. Sau đó, hồ sơ vay của khách hàng sẽ được bộ phận thẩm định kiểm tra, đánh giá, nếu đáp ứng đủ các điều kiện sẽ được duyệt khoản vay.
Bộ phận trung gian thanh toán sẽ tiến hành giải ngân (chuyển số tiền vay) vào tài khoản ngân hàng của khách hàng là 59,9 % so với số tiền khách vay. Các đối tượng cho vay được hưởng lợi 40,1% được gọi là các khoản phí và lãi suất cho gói vay 07 ngày. Trong thời gian 07 ngày, khách hàng phải thanh toán khoản vay vào tài khoản do các đối tượng chỉ định.
Khi khoản vay tới hạn thanh toán, nhân viên sẽ liên lạc với khách hàng để nhắc nợ. Nếu khoản vay quá hạn, bộ phận thu hồi nợ sẽ liên lạc và sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn đe dọa, khủng bố tinh thần, bôi nhọ danh dự của khách hàng vay và người thân, bạn bè… để thu hồi được khoản vay, phí phạt quá hạn là 6%.
Hàng trăm nghìn người 'sập bẫy'
Cơ quan điều tra cho biết, tính đến nay, đã có khoảng 159.000 khách hàng vay tiền qua các ứng dụng Vndong, Hitien, Zdong, Hvay với tổng số tiền khách hàng vay là 1.802,1 tỷ đồng, số tiền đã giải ngân là 659,6 tỷ đồng, số tiền thực tế khách hàng đã trả nợ là 830,1 tỷ đồng, phí phạt là 9,87 tỷ đồng, lượng tiền chiếm hưởng là 322,6 tỷ đồng.
Qua đấu tranh, các đối tượng đã thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật. Hiện Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đang tiếp tục phối hợp với Cục Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Lào Cai đấu tranh, mở rộng vụ án để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đề nghị người dân đề cao cảnh giác trước các thủ đoạn trên; khuyến cáo người dân không nên vay tiền qua các app hoạt động trái phép trên không gian mạng;
Không cung cấp các thông tin cá nhân của mình và người thân, bạn bè cho các đối tượng; khi bị các đối tượng gọi điện đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự nhân phẩm... cần khai báo với cơ quan Công an địa phương nơi cư trú để được hướng dẫn xử lý theo quy định của pháp luật.
Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) vừa có văn bản gửi các đơn vị liên quan về việc lập kế hoạch bay hàng ngày phù hợp với slot được xác nhận và phép bay được cấp.
Không những đối mặt với “án phạt” hành chính, CTCP Xây dựng và Sản xuất Vật liệu xây dựng Biên Hòa (UPCoM: VLB) còn bị đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của Mỏ đá Tân Cang 1.
Bài thơ “Mưa ướt lối về chẳng vòng tay" như gửi phần duyên ngỏ, phần rơi rụng, như những chiếc lá gặp mưa gió, bão đông, và họ xa nhau như lá xa cành, luyến lưu vào những ký ức xa xăm... BBT xin giới thiệu bài thơ của nhà báo Nguyễn Văn Long, PGĐ Thường trực Trung tâm Truyền thông, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
HĐXX tuyên bố hoãn phiên tòa trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát điều tra bổ sung để giám định thương tích đối với bị hại theo yêu cầu của Luật sư đại diện quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại.
Tọa lạc tại một không gian hoàn toàn mới, cửa hàng có không gian kép đã làm mới sự hiện diện tại thành phố năng động này. Đây là cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng phong cách thiết kế nội thất mới nhất của Cartier…
Ngày 7/10, Quỹ từ thiện Next-G cùng Nhóm thiện nguyện Từ Tâm và các nhà hảo tâm phối hợp với Đồn Biên phòng Chiềng Sơn tổ chức chương trình “Thắp sáng đường biên” và “Phiên chợ 0 đồng” tại xã Tân Xuân, Vân Hồ, Sơn La.
Ngày 9/10, Quỹ từ thiện Next-G và Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tới thăm hỏi và chia sẻ cùng 10 hộ gia đình là nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini thảm khốc khiến 56 người chết tại Khương Hạ, Hà Nội đêm ngày 12/9.
Ngày 23/9, Quỹ Next-G phối hợp cùng Hội Chữ Thập Đỏ Quận Hoàn Kiếm, Hội Chữ Thập Đỏ Phường Hàng Trống và Hàng Bạc đã tổ chức chuyến từ thiện, tặng quà cho Nhà văn hóa, UBND xã Kim Lũ, Trường Mẫu Giáo và những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Kim Lũ.