Dự án “Mắt Sáng Học Hay” được triển khai trong giai đoạn 2017-2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) là cơ quan chủ quản, Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo (Ban QLCDA) là chủ dự án. Dự án được tài trợ bởi Quỹ Fred Hollows Úc.
Dự án “Mắt Sáng Học Hay” được triển khai trong giai đoạn 2017-2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) là cơ quan chủ quản, Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo (Ban QLCDA) là chủ dự án. Dự án được tài trợ bởi Quỹ Fred Hollows Úc.
1. Dự án “Mắt Sáng Học Hay”
Dự án “Mắt Sáng Học Hay” được triển khai trong giai đoạn 2017-2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) là cơ quan chủ quản, Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo (Ban QLCDA) là chủ dự án. Dự án được tài trợ bởi Quỹ Fred Hollows Úc.
Hiện nay ở Việt Nam, tình trạng suy giảm thị lực ở trẻ em đang tăng lên nhanh chóng và trở thành một vấn đề phổ biến và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống và học tập của trẻ em. Tuy vậy, nhận thức về chăm sóc mắt trẻ em tại cộng đồng vẫn còn hạn chế và đây là một yếu tố dẫn đến việc nhận thức của cộng đồng không được quản lý tốt. Chương trình chăm sóc mắt học đường không còn phù hợp, bộc lộ nhiều bất cập và các dịch vụ hỗ trợ chưa phát triển có thể dẫn đến việc trẻ em mắc bệnh mắt mất cơ hội được phát hiện và điều trị. Điều này có tác động tiêu cực lâu dài đối với sự phát triển toàn diện ở trẻ em, bao gồm kết quả học tập, cơ hội việc làm và kiếm sống trong tương lai. Vấn đề Chăm sóc mắt chưa được lồng ghép trong chương trình y tế trường học, vì vậy giáo viên và nhân viên y tế trường học không thể cung cấp thông tin phù hợp về Chăm sóc mắt và suy giảm thị lực có thể phòng tránh được cho học sinh và cha mẹ. Hơn nữa, chất lượng khám, chẩn đoán và điều trị trong dịch vụ Chăm sóc mắt cho trẻ em còn thấp, đặc biệt ở tuyến cơ sở.
Trước thực trạng báo động về chăm sóc mắt nêu trên, dự án đã đưa ra các mục tiêu cần phải đạt được như sau: Nâng cao năng lực lập kế hoạch và thiết kế hiệu quả chương trình chăm sóc mắt chất lượng trong trường học; Nâng cao kiến thức và kỹ năng của đội ngũ giáo viên về CSM cho học sinh; Lồng ghép giáo trình Chăm sóc mắt học đường vào chương trình y tế trường học toàn quốc nhằm ngăn ngừa suy giảm thị lực ở học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở.
Về cơ bản, sau 4 năm triển khai và thực hiện, bằng sự nỗ lực, tận tâm của đội ngũ cán bộ giáo dục, y tế trường học, dự án đã hoàn thành và đạt được nhiều kết quả cụ thể như sau:
- Về số lượng:
+ Xây dựng bộ Tài liệu: 4 loại tài liệu được thiết kế và biên soạn gồm: Chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa cho học sinh tiểu học (tài liệu dành cho giáo viên và học sinh); Chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa cho học sinh trung học cơ sở (tài liệu dành cho giáo viên và học sinh).
+ Học sinh và giáo viên tiếp cận được tài liệu, cụ thể: Tài liệu tiểu học dành cho học sinh: 49.985 cuốn; Tài liệu tiểu học dành cho giáo viên: 6.345 cuốn; Tài liệu trung học cơ sở dành cho học sinh: 43.485 cuốn; Tài liệu trung học cơ sở dành cho giáo viên: 5.565 cuốn; 93.470 cuốn sách dành cho học sinh và 11,910 cuốn sách dành cho giáo viên đã được in và cấp phát cho toàn bộ hệ thống thư viện các trường trên địa bàn bao gồm cả các trường Giáo dục thường xuyên.
+ 229 giảng viên nguồn đã được tập huấn qua 2 đợt triển khai
+ 12.823 giáo viên tiểu học và trung học cơ sở (đạt 100%) đã tham gia tập huấn do đội ngũ giảng viên nguồn thực hiện.
+ 273.181 học sinh (đạt 100%) đã tham gia các hoạt động giảng dạy/ngoại khóa/lồng ghép về chăm sóc mắt bao gồm giai đoạn thí điểm và đại trà.
- Về chất lượng:
+ Đối với tài liệu: Tài liệu dành cho học sinh được xây dựng phù hợp với lứa tuổi học sinh. Cấu trúc bài học rõ ràng, thiết kế các hoạt động dạy học cụ thể và được xây dựng theo hướng mở góp phần phát triển khả năng tự học của học sinh, tạo cho học sinh cơ hội chia sẻ, trao đổi với các bạn cũng như được trải nghiệm qua hoạt động đóng vai xử lí tình huống. Tài liệu dành cho giáo viên được biên soạn cụ thể giúp cung cấp kiến thức cơ bản về chăm sóc mắt cho giáo viên đồng thời hướng dẫn phương pháp giảng dạy/lồng ghép/tích hợp khi thực hiện.
+ Đối với quá trình thí điểm: Các giáo viên nắm bắt rõ yêu cầu, mục tiêu của tài liệu cùng cách thức tổ chức các hoạt động dạy học hiệu quả, phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh hiện nay. Đối với học sinh, các em nắm được nội dung của các bài học, được tham gia các hoạt động trong và ngoài lớp học, từ đó giúp các em có sự hiểu biết đầy đủ về chăm sóc mắt. 100% học sinh tham gia học tập đã dần hình thành được kĩ năng chăm sóc mắt cho bản thân và người xung quanh, có ý thức tuyên truyền bảo vệ và chăm sóc mắt đúng cách cho gia đình và toàn dân.
2. Dự án “Chăm sóc mắt học đường mở rộng”.
Tiếp nối thành công của dự án “Mắt sáng học hay” giai đoạn 2017-2020. Năm 2021, Ban QLCDA vinh dự được tiếp tục giữ vai trò chủ dự án “Chăm sóc mắt học mắt học đường mở rộng” giai đoạn 2021-2024.
Dự án “Chăm sóc mắt học đường mở rộng 2021-2024” được xây dựng nhằm triển khai Tài liệu Chăm sóc mắt và Phòng chống mù lòa và Hướng dẫn Chăm sóc mắt học đường đã được duyệt áp dụng trên phạm vi toàn quốc và tiếp tục xây dựng tài liệu chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa cho học sinh mẫu giáo. Ngoài ra, dự án cũng sẽ phát triển tài liệu chăm sóc cho bậc học mầm non thí điểm trong vùng dự án (Hải Dương, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Tiền Giang), hỗ trợ chăm sóc mắt cho trẻ khuyết tật (trẻ điếc) bằng cách chuyển đổi các tài liệu chăm sóc mắt đã được phê duyệt sang ngôn ngữ ký hiệu và cung cấp các dịch vụ chăm sóc mắt cho các trung tâm bảo trợ xã hội hoặc các trường học ở miền núi, vùng sâu vùng xa trong địa bàn dự án để giúp học sinh nghèo, cận nghèo, trẻ mồ côi, trẻ em dân tộc thiểu số v.v có thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc mắt tại trường học và nơi mình đang sống.
Dự án sẽ đóng góp vào thành công Chiến lược Quốc gia Phòng chống mù lòa của Việt Nam giai đoạn 2016-2020 và Tầm nhìn đến năm 2030. Chiến lược Quốc gia đã xác định các chính sách và giải pháp can thiệp ưu tiên và cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến phòng chống mù lòa ở trẻ em bao gồm việc huy động các nguồn lực để khám sàng lọc, phát hiện sớm, cung cấp các dịch vụ chăm sóc mắt và chỉnh kính trên 70% vào năm 2020 và trên 95% vào năm 2030.