Dù đối mặt với diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, gây gián đoạn không nhỏ đến chuỗi cung ứng xuất nhập khẩu cũng như các hoạt động kinh tế thương mại khác, song kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam và Vương Quốc Anh vẫn đạt mức tăng trưởng tốt.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, trong tháng 6 năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Anh đạt 536,3 triệu USD, tăng 20,4% so với tháng trước đó. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu sang thị trường này đạt 2,91 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm sang Anh là nhóm mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 492,8 triệu USD, giảm 26,8% (so với cùng kỳ năm 2021), chiếm tỷ trọng 16,9% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tiếp đến là mặt hàng dệt may, trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt 378,3 triệu USD, tăng 39%, chiếm tỷ trọng 12,9%. Tiếp đến là giày dép các loại đạt 357,2 triệu USD, tăng 10,9%, chiếm tỷ trọng 12,2%. Các mặt hàng khác có tốc độ tăng trưởng khá gồm: cà phê tăng 138,8%; bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc tăng 31,5%; hạt tiêu tăng 26,7%; dây điện và dây cáp điện tăng 98,9%.
Bộ Công Thương cho biết, sau 2 năm bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19, năm 2021 thương mại song phương giữa Việt Nam và Vương quốc Anh đã hồi phục trở lại mức gần 6,6 tỷ USD; trong đó, Việt Nam xuất khẩu hơn 5,7 tỷ USD, tăng 16,4% so với năm 2020. Các nhóm hàng có kim ngạch tăng trưởng cao gồm rau, quả tăng 67%, cà phê tăng 17%, hạt tiêu tăng 49%, sản phẩm mây, tre, cói, thảm tăng 56%, sắt thép nguyên liệu tăng 1.269%, sản phẩm thép tăng 100%, đồ chơi và dụng cụ thể thao tăng 19%.
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (Hiệp định UKVFTA) tạo cho Việt Nam cơ hội hợp tác với Vương quốc Anh trong việc hợp tác xây dựng, cung ứng trong nhiều lĩnh vực quan trọng như công nghiệp, năng lượng. Vương quốc Anh (UK) là một nước có thế mạnh, năng lực về dược phẩm, các ngành công nghệ cao (công nghệ năng lượng tái tạo, điện gió, điện mặt trời), tiết kiệm năng lượng. Doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội lớn để hợp tác, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ từ UK. Đồng thời, doanh nghiệp Việt có thể tham gia vào chuỗi cung ứng ngành công nghiệp, năng lượng của UK, cũng như xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp sang UK tận dụng lợi thế từ UKVFTA.
Vẫn còn nhiều thách thức đối với doanh nghiệp Việt
Mặc dù có nhiều thuận lợi, nhưng theo đánh giá của Vụ Đa Biên – Bộ Công Thương, vẫn còn một số thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp cận thị trường UK.
Theo đó, khi xuất khẩu sang UK, các doanh nghiệp Việt Nam có thể phải đối mặt với các yêu cầu tiêu chuẩn cao về kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm… đòi hỏi có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kế hoạch kinh doanh, xây dựng và phát triển sản phẩm, thương hiệu bài bản. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần chú ý đến một số quy định về phát triển bền vững như lao động, môi trường… vì UK là nước rất quan tâm đến các vấn đề này.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp của UK cũng như của các nước khác, đặc biệt là các nước đến từ vùng thuộc địa cũ của UK. Đối với các doanh nghiệp của UK, áp lực cạnh tranh đến từ sự hiểu rõ tập quán tiêu dùng của người UK cũng như hệ thống tổ chức kinh doanh bài bản, chuyên nghiệp. Trong khi đó, áp lực cạnh tranh đến từ các nước khác, bao gồm các vùng thuộc địa cũ của UK là việc tiếp cận thị trường UK lâu hơn, có những kết nối về văn hóa sâu sắc hơn và kể cả khả năng phối hợp với các hệ thống kinh doanh tại UK hiệu quả hơn.
Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt còn có nguy cơ về gián đoạn chuỗi cung ứng, giá cước vận tải tăng mạnh do giá xăng dầu tăng cao cũng gây bất lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. Trong thời gian tới, hàng hóa của các doanh nghiệp xuất khẩu từ Việt Nam có thể gặp khó khan khi đối mặt với giá nguyên, nhiên, vật liệu cao. Ví dụ như, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của ta cho biết hiện các đơn hàng xuất khẩu gỗ đang giảm sút do phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn khi các thị trường lớn như UK, Mỹ, EU đang có tỷ lệ lạm phát cao tác động tiêu cực đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành gỗ, dẫn đến các doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn, chi phí cho người lao động.
Đối với nhóm hàng dệt may, nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày của ta gặp một số khó khăn đối với nguồn cung ứng nguyên, phụ liệu do bị gián đoạn khiến các doanh nghiệp khó khăn trong việc ký kết các hợp đồng mới hoặc mở rộng sản xuất. Một số nhóm hàng nguyên, phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may nước ta được nhập khẩu xuất xứ từ Trung Quốc. Điều lo ngại cho chuỗi cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất là các biện pháp phòng chống dịch từ phía nước bạn khiến việc nhập khẩu các sản phẩm phục vụ sản xuất gặp nhiều thách thức, không dễ dàng, thời gian giao hàng bị kéo dài…
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden hiện đang lên kế hoạch hạn chế xuất khẩu các chất bán dẫn cũng như thiết bị làm chip tới Trung Quốc trong tháng tới.
Giá thịt lợn của Trung Quốc đã tăng mạnh trở lại trong tháng 8 ngay cả khi Chính phủ nước này “xả kho” dự trữ quốc gia nhằm bình ổn giá cả cũng như đảm bảo nguồn cung tại thị trường tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới.
Kể từ 15h chiều nay (12/9), giá xăng E5RON92 điều chỉnh giảm 1.128 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành, xuống còn 22.231 đồng/lít; xăng RON95-III cũng hạ 1.015 đồng/lít còn 23.215 đồng/lít. Cùng với đó, các loại dầu đồng loạt giảm từ 1.008 đồng/lít - 1.038 đồng/lít.
Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam tăng 8,1% so với quý trước, lên tới 99,5 tỉ USD. Tốc độ tăng nhanh hơn này là nhờ cả phân khúc thị trường trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp.
Theo hồ sơ nộp lên Ủy ban Chứng khoán Mỹ phiên 9/9 vừa qua, công ty phần mềm MicroStrategy - doanh nghiệp mua nhiều Bitcoin nhất trên thế giới - sẽ phát hành thêm lượng lớn cổ phiếu trị giá 500 triệu USD.
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.