Điều chỉnh giảm vốn vay lại của 7 địa phương

Thứ ba, 10/01/2023 | 08:34 Theo dõi CFĐT trên

Chiều 9/1, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương, bổ sung dự toán chi thường xuyên năm 2021 nguồn vốn viện trợ không hoàn lại, trong đó quyết định giảm vốn vay lại của 7 địa phương với tổng mức giảm là 1.547,8 tỷ đồng.

Các Đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Nghị quyết
Các Đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Nghị quyết

Theo đó, kết quả bỏ phiếu cho thấy có 480/485 đại biểu Quốc hội có mặt tại hội trường biểu quyết tán thành thông qua dự thảo Nghị quyết, chiếm 96.77%. Với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã nhất trí thông qua Nghị quyết nói trên.

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết, ngày 07 và ngày 09/01/2023, Quốc hội đã thảo luận tại Tổ và Hội trường về điều chỉnh kế hoạch vốn vay năm 2022 của các địa phương, bổ sung dự toán chi thường xuyên năm 2021 nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài, điều chỉnh dự toán kinh phí chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan, chuyển nguồn kinh phí công tác phòng, chống dịch COVID-19 năm 2021 của các địa phương sang niên độ ngân sách năm 2022. Đã có 45 lượt đại biểu phát biểu tại Tổ, 03 lượt đại biểu phát biểu tại Hội trường.

Về điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Phú Cường cho biết, việc điều chỉnh dự toán ngân sách thực hiện trong trường hợp thực sự cần thiết, cấp bách và phải bảo đảm tính hiệu quả và khả năng giải ngân. Do vậy, UBTVQH đề nghị Chính phủ rà soát, bảo đảm khả năng giải ngân theo đúng quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, một số địa phương đã có văn bản đề nghị khá sớm, song Chính phủ đã không kịp thời tổng hợp vào Báo cáo về tình hình thực hiện dự toán NSNN năm 2022 để báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 4. Do đó, UBTVQH đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiêm túc rút kinh nghiệm, tránh tình trạng báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định quá muộn.

Về bổ sung dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2021 nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài, UBTVQH đã đề nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định bổ sung dự toán thu, chi, phân bổ chi tiết cho bộ, ngành, địa phương chậm nhất tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV.

Tuy nhiên, do phải tổng hợp từ các bộ, ngành, địa phương nên Chính phủ chưa kịp thời trình Quốc hội đúng thời hạn. Trong bối cảnh dịch COVID-19, các khoản viện trợ không hoàn lại được các tổ chức quốc tế hỗ trợ, tài trợ cho một số đối tượng cụ thể, tại thời điểm cụ thể, không thể xác định trước được ngay từ khâu lập dự toán trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Phú Cường cho rằng, đến nay Chính phủ mới trình Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh, bổ sung dự toán nhiều nội dung là quá chậm, vì vậy UBTVQH đề nghị Chính phủ chỉ đạo các đơn vị liên quan rút kinh nghiệm, kịp thời tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đúng thời hạn theo quy định.

Về điều chỉnh dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan, điều chỉnh kế hoạch vốn vay năm 2022 của các địa phương, UBTVQH đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh kế hoạch vốn vay năm 2022 của các địa phương và điều chỉnh dự toán kinh phí chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường nêu rõ, đến thời điểm hiện nay, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Do vậy, UBTVQH xin Quốc hội cho phép giảm dự toán chi thường xuyên năm 2021 của Bộ Tài chính và tăng tương ứng dự toán chi đầu tư phát triển năm 2021 của Bộ Tài chính và cho phép chuyển nguồn số kinh phí này sang năm 2023 để thực hiện các dự án đầu tư của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan, thời gian giải ngân đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024. Đồng thời đề nghị Chính phủ chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện đúng quy định pháp luật về đầu tư công, bảo đảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách.

UBTVQH cũng đề nghị cho phép Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan được tiếp tục hưởng cơ chế tài chính đặc thù cho tới khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW theo đúng quy định tại Nghị quyết của Quốc hội.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường, mặc dù một số dự án chưa có trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn, tuy nhiên, để phát huy tối đa hiệu quả vốn ngân sách, UBTVQH xin Quốc hội cho phép điều chỉnh dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan để bố trí cho các dự án đầu tư của 02 Tổng cục như đề xuất của Chính phủ.

Về chuyển nguồn kinh phí công tác phòng, chống dịch Covid-19 năm 2021 của các địa phương sang niên độ ngân sách năm 2022, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách nêu rõ, việc chuyển nguồn kinh phí công tác phòng, chống dịch Covid-19 năm 2021 của các địa phương sang niên độ ngân sách năm 2022 chưa đáp ứng tình hình thực tiễn. Cho rằng đến nay Chính phủ mới có Tờ trình để Quốc hội xem xét, quyết định là quá muộn, UBTVQH đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiêm túc rút kinh nghiệm và cần khẩn trương triển khai Nghị quyết của Quốc hội, bảo đảm đúng thời gian theo quy định pháp luật.

Nghị quyết quyết định điều chỉnh giảm dự toán vốn vay lại năm 2022 của 7 địa phương, với tổng mức giảm là 1.547,8 tỷ đồng.

Điều chỉnh tăng dự toán vốn vay lại (từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ) năm 2022 của 7 địa phương với tổng mức tăng là 226 tỷ đồng.

Bổ sung dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021 nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (nguồn chi thường xuyên) số tiền 14.713,362 tỷ đồng.

Nghị quyết quyết nghị giảm dự toán chi thường xuyên năm 2021 của Bộ Tài chính số tiền 2.268,3 tỷ đồng, trong đó, của Tổng cục Thuế là 1.134,8 tỷ đồng, của Tổng cục Hải quan là 1.133,5 tỷ đồng; tăng tương ứng dự toán chi đầu tư phát triển năm 2021 của Bộ Tài chính, trong đó, của Tổng cục Thuế là 1.134,8 tỷ đồng, của Tổng cục Hải quan là 1.133,5 tỷ đồng.

Nghị quyết quyết nghị chuyển 5.016,674 tỷ đồng nguồn ngân sách địa phương đã bố trí cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 năm 2021 còn dư của 24 địa phương sang niên độ ngân sách năm 2022 để chi cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng quy định, không sử dụng cho mục đích khác; hủy dự toán số chuyển nguồn không sử dụng hết trong niên độ ngân sách Nhà nước năm 2022 theo quy định.

Xuân Hưng
Theo VnMedia.vn Copy
Trung Quốc tiếp tục nỗ lực “hạ bệ” đồng USD

Trung Quốc tiếp tục nỗ lực “hạ bệ” đồng USD

Các nhà chức trách Trung Quốc đã quyết định kéo dài thời gian giao dịch đối với đồng nhân dân tệ trong nước như một phần trong mục tiêu của nhà nước nhằm mở rộng việc sử dụng đồng tiền quốc gia xuyên biên giới và thúc đẩy hoạt động giao dịch nhân dân tệ, tờ Bloomberg đưa tin.
Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 10/1

Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 10/1

Chúng tôi xin sơ lược thông tin sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 10/1 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Chứng khoán châu Á tăng khi Trung Quốc mở lại biên giới với Hồng Kông

Chứng khoán châu Á tăng khi Trung Quốc mở lại biên giới với Hồng Kông

Các thị trường châu Á - Thái Bình Dương kết phiên đầu tuần với sắc xanh khi Hồng Kông và Trung Quốc đại lục nối lại hoạt động đi lại mà không cần qua chốt kiểm dịch.
Hàng loạt sai sót trong lựa chọn sách giáo khoa

Hàng loạt sai sót trong lựa chọn sách giáo khoa

Thanh tra Bộ GD&ĐT vừa thông báo kết luận thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước của UBND tỉnh, và chỉ ra nhiều sai sót trong lựa chọn, quy trình lựa chọn sách giáo khoa (SGK) tại 6 địa phương: Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An, Đắk Lắk, Quảng Ngãi, Khánh Hòa (thời kỳ từ 1/1/2021 đến 31/5/2022).
ASEAN vượt qua một năm nhiều khó khăn, khẳng định sức mạnh đoàn kết và hợp tác

ASEAN vượt qua một năm nhiều khó khăn, khẳng định sức mạnh đoàn kết và hợp tác

ASEAN đã vượt qua những khó khăn bằng tinh thần đoàn kết, tương trợ, phát huy trách nhiệm và tiếng nói chung trong các vấn đề khu vực và toàn cầu. Kinh tế khu vực là điểm sáng với mức tăng trưởng khả quan trên 5%.
Đề xuất điều hành giá xăng dầu cố định vào thứ 5 hàng tuần

Đề xuất điều hành giá xăng dầu cố định vào thứ 5 hàng tuần

Bộ Công Thương vừa gửi công văn xin ý kiến các bộ, ngành về sửa đổi, bổ sung dự thảo nghị định 95 kinh doanh xăng dầu với những sửa đổi quan trọng về thời gian điều hành, công bố giá xăng dầu bán lẻ trong nước.
Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.
Cafe Khởi nghiệp