Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 tỉnh Bình Định. Cafedautu.vn sẽ cập nhật nhanh chóng, đầy đủ, chính xác nhất.
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 tỉnh Bình Định. Cafedautu.vn sẽ cập nhật nhanh chóng, đầy đủ, chính xác nhất.
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 tỉnh Bình Định. Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Bình Định diễn ra từ ngày 10 – 11/6/2021. Các thi sinh thi hệ THPT chuyên và không chuyên đều phải thi 3 môn bắt buộc: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh. Các thi sinh thi vào trường THPT chuyên sẽ thi thêm 01 môn chuyên tương ứng lớp chuyên đã đăng ký trong hồ sơ dự thi.
Cụ thể, sáng 10.6 thi Ngữ văn (120 phút), chiều thi Tiếng Anh (60 phút), sáng 11.6 thi Toán (120 phút), chiều thi môn chuyên (150 phút).
Năm nay, tỉnh Bình Định có thêm Trường THPT FPT tại TP Quy Nhơn, nâng số trường THPT trên địa bàn tỉnh lên 55 trường. Trong đó, tuyển 490 HS vào hệ chuyên, tuyển 10.475 HS vào hệ công lập, tuyển 7.773 HS vào hệ công lập tự chủ, tuyển 610 HS vào hệ tư thục.
Số học sinh còn lại (đã tốt nghiệp THCS) sẽ tham gia xét tuyển vào hệ giáo dục thường xuyên tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên trong tỉnh hoặc đi học nghề
I. Đọc hiểu
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: Biểu cảm
Câu 2:
Học sinh tự trình bày theo cảm nhận và ý hiểu của mình, có lý giải
Gợi ý:
- Quả, hoa, mùa bội thu. Đều là thành quả mà con người mong muốn đạt được
- Tháng ngày tích nhựa, nắng lửa, một nắng hai sương: Thể hiện cho những gian nan, thử thách, những khó khăn, gian khổ mà con người phải đối diện
-> Thành công không tự đến. Muốn có được thành công, thì phải có sự kiện kiên trì, trải qua những gian nan thử thách, bỏ công sức mới có được.
Câu 3:
Biện pháp tu từ: So sánh
Tác dụng: Nhấn mạnh sự kiên trì, cố gắng. Để có được thành quả con người không những chăm chỉ mà cần phải kiên trì, không bỏ cuộc.
Câu 4:
Học sinh trình bày theo cảm nhận của mình, có lý giải.
Gợi ý:
Nỗi lòng của cha mẹ được gửi gắm qua bài thơ, cha mẹ mong con
- Phải sống nghị lực , không được khuất phục trước khó khăn và bố mẹ đã dậy con một chân lí đúng đắn đó chính là " không có gì tự đến đâu con".
- Nếu muốn thành công thì con phải trải qua nhiều gian khổ và phải tự biết hoàn thiện , rèn luyện bản thân hằng ngày. Cha mẹ mong muốn con nên người , sống thật tốt.
II. LÀM VĂN
I. Mở bài: giới thiệu tác giả và tác phẩm Lặng lẽ Sapa.
- Giới thiệu vài nét về nhà văn Nguyễn Thành Long.
- Giới thiệu tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa. Trong đó có đoạn trích được dẫn ở đề bài mang lại cho người đọc nhiều cảm nhận về nhân vật anh thanh niên.
- Liên hệ với hình ảnh thế hệ trẻ trong thực tế đời sống để thấy được vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam.
II. Thân bài:
Phần 1: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong hai đoạn trích
a. Công việc và hoàn cảnh sống của anh thanh niên:
- Công việc: “làm công tác khí tượng kiểm vật lí địa cầu”
- công việc đòi hỏi độ chính xác cao.
+ Công việc của anh là đo mưa, đo nắng, đo chấn động,...=> Dù công việc khó khăn nhưng anh vẫn vượt lên và vui tươi sống.
- Hoàn cảnh sống: Sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn với độ cao hơn 2600 mét và ở cái độ cao ấy, suốt bốn mùa chỉ toàn “cây cỏ và mây mùa lạnh lẽo”
– Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, thiếu thốn, công việc đầy những khó khăn
-> Những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên:
+ Có trách nhiệm, yêu lao động và luôn hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao
+ Sống một mình giữa đỉnh núi cao, không có ai theo dõi, quản lí nhưng anh thanh niên vẫn luôn hoàn thành công việc đúng giờ theo quy định
Đoạn 2: Vẻ đẹp của anh thanh niên
- Một người yêu mến công việc dù làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn trong khung cảnh vắng vẻ nhưng anh không cảm thấy lẻ loi vì công việc mang lại cho anh niềm vui và nhận thức về ý nghĩa của công việc làm.
Cho nên với anh: ta với công việc là đội, sao gọi là một mình được?
- Một người có lòng yêu mến con người. Sống đơn độc nên anh rất khao khát được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người. Chính anh đã khẳng định với bác tài xế xe khách: Con người thì ai mà chả “thèm” hở bác?.
- Một người ham học hỏi, rất quan tâm đến đời sống nội tâm. Sống một mình trên đỉnh núi, anh không cảm thấy cô đơn vì lúc nào bên cạnh anh cũng có sách. Ngoài giờ làm việc, ngoài lúc phải chăm sóc vườn hoa, đàn gà, anh dành thời gian để đọc sách. Khi có kĩ sư, ông họa sĩ... đến phòng ở của anh và quyển sách anh đang đọc dở vẫn còn để mở trên bàn. Chính anh cũng đã khẳng định với cô kĩ sư: Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ. Cái cách đọc sách của anh tinh tế, nghiêm túc và đúng đắn biết bao.
- Một người sống có lý tưởng, có trách nhiệm. Anh ý thức một cách rất rõ ràng: Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đầu, mình vì ai mà làm việc?. Nhận thức đó cho thấy anh trẻ nhưng không hời hợt. Anh sống một mình nhưng không cô đơn vì lúc nào trong tư tưởng của anh mục đích sống, lẽ sống vẫn luôn luôn tồn tại và nhắc nhở. Làm một công việc đơn độc, phải dậy vào lúc nửa đêm, phải ra ngoài trời lúc mưa bão, lạnh lẽo, anh có thể nằm ở trong nhà, lấy số liệu cũ mà gọi bộ đàm về để báo cáo. Nhưng anh không làm điều đó. Vì anh có trách nhiệm và anh hiểu rõ việc anh làm ở đây có liên quan, có ảnh hưởng đến cuộc sống lao động và chiến đấu của rất nhiều người lúc bấy giờ. Việc phái đoàn không quân - phòng không đến thăm và khen ngợi anh đã cho thấy rõ điều đó.
- Nhân vật anh thanh niên được xây dựng bằng một nghệ thuật đặc sắc. Nó được miêu tả và thể hiện qua cuộc gặp gỡ đặc biệt với ông họa sĩ già và cố kĩ sự trẻ; được bộc lộ qua lời đối thoại của nhân vật; nhân vật không có tên riêng, không có ngoại hình cụ thể mà chỉ có tên gọi theo kiểu chung, phiếm chỉ.
- Vì thế, hình ảnh người thanh niên thể hiện vẻ đẹp của người thanh niên Việt Nam nói chung trong giai đoạn chống Mĩ: giản dị, chân thành và giàu lý tưởng, góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm, thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong chiến đấu; thể hiện cảm hứng của Nguyễn Thành Long khi sáng tác: “SaPa không chỉ là một sự yên tĩnh. Bên dưới sự yên tĩnh ấy, người ta làm việc”, hy sinh, yêu thương và mơ ước. Hình ảnh này gợi cho người đọc đến hình ảnh của thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn chống Mĩ nói riêng và theo dòng chảy thời gian nói chung.
b. Liên hệ với hình ảnh thế hệ trẻ trong thực tế đời sống để thấy được vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam
- Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn của Nguyễn Thành Long đã để lại trong lòng người đọc những tình cảm thật tốt đẹp. Hình ảnh của anh đã và đang động viên thế hệ trẻ hôm nay tiếp tục noi gương để đi theo | bước chân dũng cảm, cao đẹp của cha anh ngày trước.
- Thế hệ trẻ cần trau dồi, học tập tốt để cống hiến sức mạnh cho quê hương, đất nước. Cuộc sống lao động giản dị nhưng cao đẹp ấy sẽ góp phần tạo nên vẻ đẹp tâm hồn trong mỗi con người.
- Phê phán những người sống không có trách nhiệm, ích kỉ, chỉ vì lợi ích của bản thân.
III. Kết bài:
Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện lặng lẽ Sapa và qua đoạn trích:
+ Một người yêu công việc, yêu đất nước
+ Một con người lạc quan và có những suy nghĩ sâu sắc.
- Bài học rút ra, liên hệ bản thân.
Ngoài đề thi và đáp án của môn Ngữ văn, các thí sinh có thể theo dõi các thông tin tuyển sinh, đề và đáp án của từng môn thi tại Cafedautu.vn, những thông tin mới sẽ luôn được cập nhật nhanh và liên tục tại đây.
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Tiếng Anh năm 2021 tỉnh Bình Định
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Toán năm 2021 tỉnh Bình Định