Hôm qua (ngày 7/4), Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã đình chỉ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc do quốc gia này tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Hôm qua (ngày 7/4), Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã đình chỉ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc do quốc gia này tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Trong số 193 thành viên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm qua đã bỏ phiếu tại trụ sở ở New York, Mỹ. Trong đó, có 93 phiếu ủng hộ việc đình chỉ Nga tham gia Hội đồng Nhân quyền, 24 phiếu không đồng thuận và 53 phiếu trắng.
Thông tin thêm, nghị quyết được tính là thông qua nếu có đến 2/3 số phiếu thuận và không xét đến phiếu trắng.
Trước đó, Libya đã bị đình chỉ khỏi Hội đồng vào năm 2011 do những cáo buộc liên quan tới quốc gia này về các sự việc bạo lực chống lại người biểu tình.
Phát biểu sau cuộc bỏ phiếu, Phó Đại sứ Nga tại LHQ Gennady Kuzmin mô tả động thái này là một "bước đi bất hợp pháp và có động cơ chính trị"; song song đó, Nga tuyên bố rằng nước này quyết định tự rút khỏi Hội đồng Nhân dân quyền.
Theo nghị quyết vừa được bỏ phiếu, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sẽ họp để chính thức ra quyết định đình chỉ Nga tham gia Hội đồng Nhân quyền, nhưng điều này không thể diễn ra sau khi Moskva quyết định tự rút khỏi hội đồng.
Hội đồng Nhân quyền không thể đưa ra các quyết định ràng buộc về mặt pháp lý. Tuy nhiên, quyết định của tổ chức này gửi đi các thông điệp về chính trị cũng như cho phép mở các cuộc điều tra.
Xem thêm: Trái chủ lo ngại về dòng tiền khi đầu tư vào trái phiếu quốc tế Nga
Nga là một trong những thành viên có tiếng nói nhất trong hội đồng và đang ở năm thứ 2 của nhiệm kỳ 3 năm trong Hội đồng Nhân quyền. Thế nhưng, lệnh đình chỉ sẽ ngăn đại diện của Moskva phát biểu và bỏ phiếu, dù quan chức ngoại giao nước này vẫn có thể tham dự các cuộc tranh luận.
Sau hai lần bỏ phiếu trắng các nghị quyết liên quan Nga tại Đại hội đồng LHQ gần đây, Trung Quốc hôm nay bỏ phiếu chống. Belarus, Iran và Syria nằm trong số những nước có quyết định tương tự.
Đại sứ Trung Quốc tại LHQ Trương Quân phát biểu trước cuộc bỏ phiếu: “Một động thái vội vàng như vậy tại Đại hội đồng sẽ buộc các nước phải chọn bên, làm trầm trọng hơn sự chia rẽ giữa các quốc gia thành viên và làm gia tăng cuộc đối đầu giữa các bên liên quan, giống như đổ thêm dầu vào lửa.”
Ngoài ra, Nga cảnh báo rằng, các nước bỏ phiếu thuận hoặc phiếu trắng sẽ được là “quốc gia không thân thiện”, dẫn đến những hậu quả cho mối quan hệ song phương.
Xem thêm: Mâu thuẫn nội bộ, EU chưa thể tung đòn trừng phạt mới nhằm vào Nga