Tổng cục Thuế đang nghiên cứu các giải pháp công nghệ, xây dựng thiết kế tổng thể hệ thống quản lý hóa đơn điện tử, đáp ứng quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định về hoá đơn, chứng từ, hướng đến lộ trình “khai tử” hoá đơn giấy vào ngày 1/7/2022.
Dự kiến, hệ thống trên sẽ được triển khai trước tại 6 Cục Thuế các tỉnh, thành phố, bao gồm: Hà Nội, TP. HCM, Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Thọ và Bình Định trong những tháng cuối năm nay.
Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, hiện nay trên cả nước có 255 doanh nghiệp thí điểm áp dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế theo Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23/6/2015 của Bộ Tài chính.
Đồng thời, hơn 550.000 doanh nghiệp áp dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 hướng dẫn về việc khởi tạo, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn điện tử khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Số lượng hóa đơn điện tử doanh nghiệp sử dụng trong 1 năm khoảng gần 1,3 tỷ hóa đơn. Cả nước có khoảng 800 doanh nghiệp cung cấp giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh sử dụng. Nhìn chung, số lượng hóa đơn điện tử đã sử dụng trong năm 2020 khoảng 2,3 tỷ hoá đơn, chiếm khoảng 50% tổng số hóa đơn sử dụng trong năm 2020.
Việc triển khai Hệ thống hoá đơn điện tử cũng góp phần giúp các doanh nghiệp chuyển đổi số khi tiến hành số hóa, tự động hóa tất cả các quy trình làm việc để thay thế phương thức làm việc thủ công, kém hiệu quả trước đây. Đồng thời, giúp giảm chi phí về hoá đơn cho doanh nghiệp, khắc chế các hành vi gian lận về hoá đơn.
Từ năm 2017 đến năm 2019, ngành thuế đã phát hiện 7.474 doanh nghiệp mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, với gần 500.000 hóa đơn vi phạm, truy thu gần 200 tỷ đồng tiền thuế. Năm 2020, số lượng doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp giảm mạnh, nhưng mức độ nghiêm trọng ngày càng gia tăng, 9 tháng năm 2020 truy thu lên tới 6.599 tỷ đồng.
Hệ thống hoá đơn điện tử được xây dựng trên nền tảng kiến trúc ứng dụng công nghệ 4.0 theo hướng triển khai hệ thống dữ liệu lớn (Big Data), phù hợp với yêu cầu về xử lý số lượng lớn giao dịch về hóa đơn, khối chức năng xử lý nghiệp vụ được thiết kế triển khai linh hoạt, có độ mở cao, theo mô hình vừa xây dựng phát triển phần mềm, vừa triển khai và vận hành mà không ảnh hưởng tới hoạt động của ứng dụng.
Từ đó, thực hiện triển khai trước tại 6 tỉnh, thành phố trong 6 tháng cuối năm, trước khi triển khai trên toàn quốc đảm bảo thời hạn đúng theo quy định tại Nghị định 123/2020 của Chính phủ.
Việc đặt ra một mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu ít nhất 15% được cho là sáng kiến chính sách lớn nhất tại hội nghị của các nhà lãnh đạo tài chính nhóm G20.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, trên địa bàn TP. HCM nhu cầu thuê khách sạn cách ly tăng nhanh. Hiện đã có 49 khách sạn tham gia cung ứng dịch vụ cách ly tập trung có thu phí, chủ yếu ở quận 7, quận 3, quận Tân Bình.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 14/7: Phiên hôm nay là một phiên hồi phục nhẹ so với phiên bán tháo hôm qua. Tuy nhiên, lực hồi yếu, dòng tiền rút khỏi thị trường và nhà đầu tư bán ròng đã đưa ra khả năng về một nhịp điều chỉnh trong phiên sau.
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.