‘Cơn nghiện than đá' đẩy kinh tế châu Á rơi vào bế tắc

Thứ hai, 01/11/2021 | 10:01 Theo dõi CFĐT trên

Các nền kinh tế trong khu vực vẫn không ngừng tiêu thụ than đá dù biết rõ tác hại của chúng. Các chuyên gia cho rằng châu Á đang mắc chứng "nghiện than đá", và đây có thể sẽ trở thành một trong những chủ đề được bàn tán nhiều tại COP26 năm nay.

‘Cơn nghiện than đá' đẩy kinh tế châu Á rơi vào bế tắc
‘Cơn nghiện than đá' đẩy kinh tế châu Á rơi vào bế tắc

Trên khắp châu Á, nhiều nước đã công bố những kế hoạch lạc quan về việc ngừng hoạt động các nhà máy điện than, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và hoàn thành các mục tiêu lớn về khí hậu.

Song, việc này tiến triển cực kỳ chậm chạp hoặc thậm chí đi lùi. Một số quốc gia còn tăng tiêu thụ than đá thay cho năng lượng tái tạo trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung điện năng trong tương lai.

Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (hay COP26) ở Glasgow (Scotland) trong tuần này, tình trạng giá khí đốt tăng vọt hay vấn nạn thiếu điện tại châu Á có thể trở thành trọng tâm đáng chú ý, nêu bật lên sự phụ thuộc dai dẳng của các nước trong khu vực vào than đá.

Hiểm họa "rõ như ban ngày" từ than đá

Một chiếc máy xúc bốc dỡ than từ một con tàu tại một cảng ở Hà Nội (Ảnh: Reuters)
Một chiếc máy xúc bốc dỡ than từ một con tàu tại một cảng ở Hà Nội (Ảnh: Reuters)

Các tỉnh khắp miền nam Trung Quốc, nước tiêu thụ than lớn nhất thế giới, đã phải hứng chịu tình trạng mất điện kéo dài từ đầu tháng 9 do thiếu nguồn cung than. Hàng loạt nhà máy ở các tỉnh công nghiệp như Quảng Đông, Giang Tô và Chiết Giang bị ảnh hưởng nặng nề, sản lượng sụt giảm và giá thành phẩm leo thang vì chi phí đầu vào tăng cao.

Tương tự, Ấn Độ - một thị trường tiêu thụ than hàng đầu khác, cũng rơi vào thảm cảnh khi nguồn cung nhiên liệu hóa thạch bị gián đoạn do lũ lụt nghiêm trọng ở các mỏ khai thác than. Doanh nghiệp chế tạo than trời vì thiếu điện, thiếu than để sản xuất.

Bà Isabelle Suarez, nhà phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch cho hay: "Tôi nghĩ không sai khi nói châu Á bị chứng nghiện than…

Nhu cầu năng lượng của châu Á tăng với tốc độ chóng mặt, do dân số ngày càng đông, ngày càng có nhiều khu vực được tiếp cận nguồn điện cũng như do tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ".

Các nhà bảo vệ môi trường cho biết, sự phụ thuộc của châu Á vào than đá khiến công chúng bất bình. Thứ nhất, châu Á đang phải vật lộn với những tác động về môi trường và sức khỏe mà hiện tượng nhà kính gây ra.

Đơn cử, Ấn Độ là nước có mức ô nhiễm không khí tồi tệ thứ ba thế giới năm 2020, theo IQAir. Ở Philippines, nơi có hơn 50% dân số sống ở ven biển, bờ biển đang bị xói mòn ở mức độ đáng báo động và các rạn san hô biến mất gần như chỉ sau một đêm. Việt Nam thường xuyên hứng chịu bão lớn, mực nước biển dâng cao, xâm nhập mặn,…

Thứ hai, than đá ngày càng kém hiệu quả về mặt kinh tế. Năng lượng tái tạo hiện đã rẻ hơn nhiều so với nhiều loại nhiên liệu hóa thạch khác.

Năm ngoái, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ước tính vào năm 2025, chi phí để sản xuất 1 MWh điện năng từ than là hơn 90 USD, trong khi chi phí từ điện gió chỉ tốn khoảng 63 USD và từ điện mặt trời là 48 USD.

Thứ ba, than đá cũng dễ gặp cú sốc về nguồn cung, minh chứng là việc giá than toàn cầu tăng vọt thời gian gần đây. Hãng tin ABC News của Australia cho biết, do tình trạng khan hiếm, giá than nhiệt tại cảng New South Wales đã chạm mức đỉnh lịch sử là 269 USD/tấn trong tháng 10, xô đổ kỷ lục hơn 200 USD/tấn hồi năm 2008.

Tại sao chưa buông tay than đá?

Tiêu thụ than đá của châu Á đã tăng đáng kể từ năm 2000
Tiêu thụ than đá của châu Á đã tăng đáng kể từ năm 2000

Dễ thấy từ bỏ than đá có lợi ích nhất định, nhưng châu Á vẫn tiếp tục tiêu thụ than, trong đó Trung Quốc là nước đi đầu. Theo báo cáo Boom and Bust năm 2021, Trung Quốc đã xây dựng thêm 76% nhà máy than mới trên toàn cầu trong năm 2020, tăng so với khoảng 64% của năm 2019.

Trong đề án Quy hoạch điện VIII của Việt Nam, than đá dự kiến đóng góp 28,3 - 31,2% công suất điện của cả nước trong giai đoạn 2026 - 2030. Những người ủng hộ đề xuất này cho rằng than đá là cách nhanh nhất để đảm bảo nguồn điện năng phục vụ hoạt động kinh tế trong nước.

Các chuyên gia đồng thuận rằng châu Á đang bị mắc kẹt với than đá. Nhà phân tích Carlos Fernandez Alvarez của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhấn mạnh: "Châu Á nhất mực trung thành với than đá".

Điều đó đặt ra một câu hỏi hóc búa cho giới chuyên gia: Nếu than đá vừa bẩn vừa đắt, thì tại sao châu Á không chịu từ bỏ? Ông Sudhir Sharma, một chuyên gia khu vực của Chương trình Môi trường LHQ tại Bangkok (Thái Lan), tin rằng nguyên nhân bắt nguồn từ việc các nhà tài trợ không muốn buông tay thứ họ đã quá quen thuộc.

Ông Sharma cho biết: "Than đá đã có từ hàng thế kỷ nay và thậm chí có các hệ thống tài chính riêng. Rất nhiều nhà tài trợ lớn họ sẵn sàng chi tiền cho than đá, nhưng không ai muốn đầu tư mạnh tay cho năng lượng tái tạo. Các ngân hàng sợ rủi ro và miễn cưỡng hành động khi chính phủ các nước không công bố chính sách rõ ràng".

Nhà máy nhiệt điện Taean ở quận Taean, Hàn Quốc: Các nhà máy nhiệt điện than khắp châu Á chiếm hơn 70% lượng than tiêu thụ trên thế giới vào năm 2020
Nhà máy nhiệt điện Taean ở quận Taean, Hàn Quốc: Các nhà máy nhiệt điện than khắp châu Á chiếm hơn 70% lượng than tiêu thụ trên thế giới vào năm 2020

Một lý do khác là than có thể cung cấp lượng lớn điện năng cho người dân trên khắp thế giới. Theo Hiệp hội Than Thế giới (WCA), trong giai đoạn 1990 - 2010, khoảng 1,7 tỷ người đã được lần đầu tiên tiếp xúc với điện, và 93% số này là từ than đá. Hơn nữa, các ngành công nghiệp như luyện thép cũng rất cần than đá, WCA nói thêm.

Chưa kể, việc sản xuất điện tái tạo ở châu Á vẫn còn khá chậm. "Các chính sách ủng hộ năng lượng tái tạo chưa có một khung pháp lý rõ ràng để thu hút lĩnh vực tư nhân tham gia vào", ông Sharma cho hay.

Một tia hy vọng?

"Chứng nghiện than" của châu Á có thể sẽ khiến khu vực này trở thành "chảo lửa" tại COP26, song có một số tín hiệu tích cực đang dần xuất hiện, báo hiệu về một sự thay đổi tiềm năng ở châu lục này.

Trung Quốc đang đề ra một mục tiêu tham vọng là trung hòa carbon vào năm 2060. Cam kết này đang nhen nhóm hy vọng về một tương lai sạch hơn. Dù vậy, cuộc khủng hoảng thiếu điện gần đây của đất nước tỷ dân vẫn cho thấy hành trình của Bắc Kinh còn muôn phần khó khăn.

Một người đàn ông sử dụng đèn pin trên điện thoại thông minh của mình để chiếu sáng bát mì trong khi ăn sáng tại một nhà hàng trong sự cố mất điện ở Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc vào tháng 9
Một người đàn ông sử dụng đèn pin trên điện thoại thông minh của mình để chiếu sáng bát mì trong khi ăn sáng tại một nhà hàng trong sự cố mất điện ở Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc vào tháng 9

Bà Rosealea Yao, chuyên gia phân tích tại Gavekal Dragonomics (Bắc Kinh) cho hay: "Với thực tế là Trung Quốc phụ thuộc nặng nề vào than đá, quá trình chuyển đổi sang một hệ thống năng lượng xanh, sạch hơn sẽ rất khó khăn và thách thức".

Tháng 9 năm nay, có một điểm sáng mới xuất hiện. Trước đại hội đồng LHQ, Chủ tịch Tập Cận Bình đã xác nhận rằng Trung Quốc sẽ không tài trợ cho các nhà máy điện than mới ở nước ngoài.

Ngoài ra, trong 5 năm qua, công suất điện gió và điện mặt trời của châu Á đã chứng kiến mức tăng mạnh nhất trên toàn thế giới. Tiến bộ này có được chủ yếu là nhờ Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam.

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Kinh tế châu Âu có nguy cơ đi lùi vì giá khí đốt tăng quá cao

Kinh tế châu Âu có nguy cơ đi lùi vì giá khí đốt tăng quá cao

Ngân hàng Saxo Bank cảnh báo, việc giá khí đốt tăng quá cao có thể gây hại cho năng lực cạnh tranh của nền kinh tế châu Âu trên quy mô toàn cầu.
Làn sóng biến thể Delta làm chệch hướng sự phục hồi kinh tế châu Á

Làn sóng biến thể Delta làm chệch hướng sự phục hồi kinh tế châu Á

Tốc độ lây lan chóng mặt của biến thể Delta và tỷ lệ tiêm chủng còn thấp đã khiến châu Á lúng túng khi ứng phó với đợt dịch mới nhất.
Công nghệ kỹ thuật số là ‘chìa khóa’ giúp kinh tế châu Á phục hồi trong đại dịch Covid-19

Công nghệ kỹ thuật số là ‘chìa khóa’ giúp kinh tế châu Á phục hồi trong đại dịch Covid-19

Theo một báo cáo mới công bố của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), các nền tảng số hóa và công cụ dựa trên công nghệ khác đang mang đến những cơ hội tăng trưởng mới cho doanh nghiệp ở mọi quy mô và ngành nghề tại châu Á - Thái Bình Dương. Đây được xem là “chìa khóa” giúp nền kinh tế châu Á phục hồi trong đại dịch Covid-19.
Đà Nẵng: Bị phát hiện, tên trộm dùng búa đập liên tiếp vào đầu chủ nhà

Đà Nẵng: Bị phát hiện, tên trộm dùng búa đập liên tiếp vào đầu chủ nhà

Bị chủ nhà phát hiện trong lúc trộm cắp tài sản, tên trộm dùng búa đập liên tục vào đầu, mặt chủ nhà để bỏ trốn.
Đảm bảo nguồn cung ứng hàng hoá trong bất cứ hoàn cảnh nào

Đảm bảo nguồn cung ứng hàng hoá trong bất cứ hoàn cảnh nào

Theo Bộ Công Thương, sau khi các địa phương thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19, hoạt động lưu thông hàng hoá trên thị trường dần được phục hồi, cung ứng hàng hoá, nhất là các mặt hàng thực phẩm, nhu yếu phẩm trên thị trường cho người dân được cải thiện.
Fintech đang thay đổi thị trường doanh nghiệp tài chính toàn cầu

Fintech đang thay đổi thị trường doanh nghiệp tài chính toàn cầu

Những gã khổng lồ Fintech (công nghệ tài chính) như Square và PayPal đang ngày càng lớn mạnh và có nhiều người tiêu dùng hơn, đặc biệt là những người trẻ tuổi.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp