Cơn khát khí đốt tự nhiên của châu Âu khiến Bangladesh và Pakistan chìm trong bóng tối

Chủ nhật, 16/10/2022 | 17:42 Theo dõi CFĐT trên

Khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đã lấp đầy khoảng trống trong cơ cấu năng lượng của châu Âu kể từ khi lục địa này không nhận nguồn cung dầu của Nga. Tuy nhiên, năng lực xuất khẩu LNG nhìn chung không thay đổi, đồng nghĩa với việc một số quốc gia đang nhận được ít nhiên liệu hơn so với trước.

Cơn khát khí đốt tự nhiên của châu Âu khiến Bangladesh và Pakistan chìm trong bóng tối
Cơn khát khí đốt tự nhiên của châu Âu khiến Bangladesh và Pakistan chìm trong bóng tối

Các nước châu Âu đã mua nhiều khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) vào năm 2022 hơn bất kỳ năm nào trước đây. Nhu cầu gia tăng sau xung đột tại Ukraine, với việc Chính phủ của nhiều nước thuộc khu vực châu  u đang gấp rút chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.

Sự gia tăng nhu cầu sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, với nhiều chính phủ châu Âu đang gấp rút chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga càng nhanh càng tốt.

Trong chín tháng tính từ tháng 1/2022, nhu cầu về LNG của các quốc gia châu Âu đã tăng đáng kể theo dữ liệu do nhóm phân tích Independent Commodity Intelligence Services (ICIS). Cụ thể, nhu cầu khí đốt ở Pháp tăng 88% so với cùng kỳ năm 2021, nhu cầu ở Hà Lan tăng 109% và Bỉ là 157%.

Tuy nhiên, cơn khát LNG của châu Âu đang gây ra những hệ quả tiêu cực đối với nhiều quốc gia ở các khu vực khác trên thế giới, vốn nhập loại nhiên liệu này với khối lượng lớn. Giá LNG tăng vọt và lượng nhiên liệu đưa ra thị trường ít khiến các quốc gia nghèo hơn khó lòng xoay xở.

Alex Munton, một nhà phân tích LNG của nhóm nghiên cứu năng lượng Rapidan, nói: “Cách để châu Âu có thể mua được nhiên liệu là trả nhiều tiền hơn những thị trường khác”.

Dữ liệu của ICIS xác nhận các quốc gia khác ngoài châu Âu đã giảm mua LNG, đặc biệt là ở châu Á. Tại Bangladesh, nhu cầu giảm 10% so với năm 2021, ở Pakistan giảm 19% trong khi ở Trung Quốc giảm 22%.

Tại một số quốc gia, hậu quả để lại đã rõ ràng. Tuần trước, Bangladesh đã trải qua đợt mất điện tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ, với hơn 100 triệu người bị mất điện trong nhiều giờ. Trong nhiều tháng, Bangladesh đã phải vật lộn để đảm bảo đủ lượng khí đốt trên thị trường toàn cầu.

Ông Mohammad Tamim từ Đại họ BUET ở Dhaka cho biết, tình trạng mất điện ở Bangladesh có liên quan đến tình trạng thiếu năng lượng mặc dù lý do sâu xa hơn là vấn đề cân bằng lưới điện quốc gia.

Ông cho biết các quốc gia như Bangladesh, Pakistan và Ấn Độ đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi những thay đổi trên thị trường LNG năm 2022. 

Xem thêm: Khủng hoảng năng lượng, Pháp lần đầu tiên xuất khẩu khí đốt sang Đức

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mohammad Tamim nói: “Châu Âu đang cố gắng lấy từng mét khối khí ở bất cứ nơi nào sẵn có. Họ mua mọi thứ, từ khí đốt giao ngay đến tương lai. Sức mua của họ lớn hơn nhiều so với các nước đang phát triển. Vì vậy, rõ ràng các quốc gia như Bangladesh, Pakistan và Ấn Độ bị ảnh hưởng rất nặng nề”.

Đối với Pakistan, quốc gia này đã không thể mua đủ nhiên liệu đồng nghĩa với tình trạng thiếu điện có thể kéo dài ở quốc gia này. Chính phủ cho biết họ không thiếu nhiên liệu những họ đưa ra một số biện pháp để giảm mức tiêu thụ nhiên liệu trên toàn quốc.

Bộ trưởng Dầu mỏ Pakistan Musadik Malik nói: “Thị trường được thúc đẩy bởi nhu cầu và phương thức cung ứng. Không có điều gì là bất công trên thị trường”.

Đây là một mối đe dọa lớn đối với nền kinh tế vốn đang chịu nhiều áp lực như Pakistan. Vào cuối tháng 8, IMF đã thông qua khoản cứu trợ trị giá 1,1 tỷ USD cho Pakistan.

Xem thêm: Quay lưng với Nga, EU đang phải mua khí đốt của Mỹ với giá cắt cổ

Thục San (Theo DW)
Theo VnMedia.vn Copy
Lệnh cấm của EU có thể gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ

Lệnh cấm của EU có thể gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ

Lệnh cấm của châu Âu đối với hầu hết các hoạt động nhập khẩu dầu thô từ Nga sẽ có hiệu lực vào tháng 12 tới. Đối với các nhà lãnh đạo của Liên minh Châu Âu (EU), nhiệm vụ tiếp theo là tìm kiếm nguồn dầu thô mới trước mùa đông sắp tới - một mùa đông được dự báo sẽ rất tăm tối và lạnh giá.
Đức thẳng thừng từ chối nhập khẩu năng lượng của Nga

Đức thẳng thừng từ chối nhập khẩu năng lượng của Nga

Đức hôm qua (12/11) đã thẳng thừng bác bỏ lời đề nghị của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc cung cấp khí đốt cho Đức thông qua hệ thống đường ống Dòng chảy phương Bắc 2.
Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm hành vi găm hàng xăng dầu

Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm hành vi găm hàng xăng dầu

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Công Thương kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các hành vi đầu cơ găm hàng, buôn lậu xăng dầu và các hành vi vi phạm khác trong kinh doanh xăng dầu.
Thủ tướng đồng ý tách cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng thành dự án độc lập

Thủ tướng đồng ý tách cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng thành dự án độc lập

Đoạn cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng dài 43 km hiện đang được vận hành với tư cách là dự án thành phần 2, Dự án BOT xây dựng đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn.
Chứng khoán: VN-Index khó tăng vượt quá 100 điểm trong quý này?

Chứng khoán: VN-Index khó tăng vượt quá 100 điểm trong quý này?

Các chuyên gia chứng khoán nhận định trong quý 4 này, VN-Index gần như không thể quay lại được mức cao nhất đã đạt được vào tháng 4.2022. Đồng thời, các nhịp tăng tính từ đáy ngắn hạn sẽ khó vượt quá 100 điểm.
Bong bóng bất động sản của Trung Quốc sẽ làm rung chuyển nền kinh tế trong nhiều năm

Bong bóng bất động sản của Trung Quốc sẽ làm rung chuyển nền kinh tế trong nhiều năm

Các gói cứu trợ trị giá hàng tỷ USD của Chính phủ Trung Quốc cũng không thể tạo nên làn sóng kích cầu nhu cầu trên thị trường nhà ở tại quốc gia này. 
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp