Bộ Giao thông vận tải nhấn mạnh về nhu cầu cần thiết đầu tư nâng cấp đoạn tuyến quốc lộ 12B và quốc lộ 15 theo quy hoạch. Tuy nhiên, giai đoạn 2021-2025, Bộ GTVT đã xây dựng nhu cầu đầu tư từ vốn NSNN khoảng 426.000 tỷ đồng, nhưng chỉ cân đối được 304.104 tỷ đồng.
Đây là một trong những nội dung Bộ GTVT trả lời kiến nghị cử tri Hòa Bình tại Văn bản số 1199/BGTVT-KHĐT về đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 12B, Quốc lộ 15.
Theo Công văn số 277/BDN, cử tri tỉnh Hòa Bình kiến nghị như sau: “Đề nghị quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 12B, Quốc lộ 15 đoạn qua tỉnh Hòa Bình tạo điều kiện cho địa phương thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội”.
Về nội dung kiến nghị nêu trên, theo Bộ Giao thông vận tải, theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 thì Quốc lộ 12B có chiều dài 140Km, quy mô đường cấp III, 2-4 làn xe, đoạn trên địa bàn Hòa Bình dài 47 km; Quốc lộ 15 có chiều dài 401 km, quy mô đường cấp III, IV, 2 làn xe, đoạn trên địa bàn Hòa Bình dài 20km.
Bộ Giao thông vận tải thống nhất với ý kiến của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình về nhu cầu cần thiết đầu tư nâng cấp đoạn tuyến quốc lộ 12B và quốc lộ 15 theo quy hoạch. Tuy nhiên, giai đoạn 2021-2025, Bộ GTVT đã xây dựng nhu cầu đầu tư từ vốn NSNN khoảng 426.000 tỷ đồng, nhưng chỉ cân đối được 304.104 tỷ đồng.
Trong đó: bố trí 147.000 tỷ đồng để thanh toán nợ đọng theo nghĩa vụ của NSNN và hoàn thành các dự án chuyến tiếp giai đoạn 2016-2020; bố trí 117.500 tỷ đồng cho 16 dự án đường bộ cao tốc khởi công mới là mục tiêu trọng tâm đầu tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn. Như vậy chỉ còn khoảng 40.000 tỷ đồng để đầu tư cho một số ít các dự án có tính chất then chốt, động lực, cấp bách hoặc xử lý các điểm nghẽn thuộc 5 chuyên ngành giao thông (Hàng không, hàng hải, đường sắt, đường thủy, đường bộ).
Do vậy, nhiều công trình cấp bách, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, cũng như đã có ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, nhưng Bộ GTVT chưa thể cân đối được nguồn vốn để đầu tư trong giai đoạn này.
Trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, trên cơ sở đề xuất của tỉnh Hòa Bình, Bộ GTVT ưu tiên cân đối bố trí vốn để thực hiện đầu tư nâng cấp mở rộng quốc lộ 6 đoạn tránh thành phố Hòa Bình, là tuyến quan trọng đáp ứng nhu cầu mở rộng thành phố Hòa Bình về phía Tây. Ngoài ra, ngân sách Trung ương còn hỗ trợ cho tỉnh Hòa Bình 2.500 tỷ đồng, trong đó dự kiến 1.500 tỷ đồng để bố trí cho đường cao tốc Hòa Bình – Sơn La với quy mô đường cao tốc 02 làn xe, kết nối đồng bộ với cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình hiện tại theo Văn bản số 419/TTg-KTH ngày 02/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ nhu cầu đầu tư theo kiến nghị, Bộ GTVT sẽ tiếp tục báo cáo, đề xuất cấp thẩm quyền quan tâm xem xét kiến nghị của cử tri tỉnh Hòa Bình nêu trên. Trước mắt, Bộ GTVT giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam rà soát đánh giá, tăng cường duy tu, cải tạo mặt đường để đảm bảo nhu cầu đi lại an toàn, êm thuận trên tuyến.
Tập đoàn Evergrande của Trung Quốc vừa thông báo đã nối lại công việc với hơn 10 dự án ở 6 thành phố, trong đó có Thâm Quyến. Một số dự án đang vào giai đoạn hoàn thiện nội thất, trong khi số còn lại vừa hoàn thành xây thô.
UBND thành phố Hà Nội vừa có Quyết định 4519/QĐ-UBND (ngày 20-10-2021) phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Mỹ Đình II tỷ lệ 1/500 tại ô đất ký hiệu CC1 thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.
Bộ GTVT đang giao Cục Hàng hải Việt Nam lập “Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước vùng đất, vùng nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” và “Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” làm cơ sở để quản lý quy hoạch và tham gia ý kiến đối với chủ trương đầu tư các bến cảng tiếp theo của Khu bến Lạch Huyện.
Những nhà hoạch định kinh tế hàng đầu của Trung Quốc cho biết đang nghiên cứu một cơ chế để ổn định giá than trong thời gian dài. Đây được cho là động thái mới nhất của Trung Quốc nhằm hạ nhiệt thị trường đang nóng lên.
Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
Suốt 2 tháng đầu năm tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phân khúc nhà phố/biệt thự chỉ có một dự án thuộc giai đoạn tiếp theo mở bán với nguồn cung mới là 7 căn, giảm 42% so với cùng kỳ; tuy nhiên, không có giao dịch nào được ghi nhận.
Năm 2023, trên địa bàn TP. Đà Lạt chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
Bất động sản luôn là một lĩnh vực hấp dẫn với nhiều người. Với sự phát triển của các khu đô thị, thị trường bất động sản càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Trong đó, mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc được xem là một trong những điểm nóng trên thị trường BĐS. Nếu bạn đang có ý định mua bán nhà tại khu đô thị này, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết và kinh nghiệm quan trọng trong bài viết này.