Chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,19% trong tháng đầu tiên năm 2022

Thứ bảy, 29/01/2022 | 09:27 Theo dõi CFĐT trên

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2022 tăng 0,19% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm 2021, CPI tháng Một tăng 1,94%; lạm phát cơ bản tháng 01/2022 tăng 0,66%.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, so với tháng trước, CPI tháng 01/2022 tăng 0,19% (khu vực thành thị tăng 0,2%; khu vực nông thôn tăng 0,19%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 9 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước; 1 nhóm hàng giảm giá; riêng nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giữ giá ổn định.

Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống ổn định so với tháng trước, trong đó nhóm hàng lương thực tăng 0,08% làm nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,01 điểm phần trăm; nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 0,18% làm tăng 0,05 điểm phần trăm; ở chiều ngược lại, nhóm thực phẩm giảm 0,09% làm cho nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,06 điểm phần trăm.

Ở nhóm lương thực, chỉ số giá nhóm lương thực tháng 01/2022 tăng 0,08% so với tháng trước, trong đó chỉ số giá nhóm gạo tăng 0,04% (khu vực thành thị tăng 0,09%; khu vực nông thôn tăng 0,01%). Giá gạo tăng nhẹ do giá xuất khẩu duy trì ở mức cao và nhu cầu tiêu dùng các loại gạo tẻ ngon và gạo nếp tăng vào dịp Tết Nguyên đán. Trong đó, gạo nếp tăng 0,83%, gạo tẻ ngon tăng 0,32%.

Trong tháng, giá gạo tẻ thường dao động từ 11.400-12.000 đồng/kg; giá gạo Bắc Hương từ 17.300-19.000 đồng/kg; giá gạo tẻ ngon Nàng Thơm chợ Đào từ 17.700-19.500 đồng/kg; giá gạo nếp từ 24.300-34.500 đồng/kg.

Các mặt hàng lương thực chế biến khác cũng tăng do nhu cầu chuẩn bị cho Tết Nguyên đán tăng như giá miến tăng 0,51% so với tháng trước; mì sợi, mì, phở, cháo ăn liền tăng 0,34%.

Giá thực phẩm tháng 01/2022 giảm 0,09% so với tháng trước do Trung Quốc siết chặt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 tại một số cửa khẩu khiến nông sản của Việt Nam bị ùn tắc, thương lái ngừng mua làm cho giá rau tươi, khô và chế biến giảm 6,05% so với tháng trước, trong đó giá su hào giảm 16,72%; bắp cải giảm 12,47%; đỗ quả tươi giảm 9,42%. Giá quả tươi và chế biến tháng 01/2022 giảm 0,59% so với tháng trước, chủ yếu ở mặt hàng thanh long và dưa hấu.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá nhóm ăn uống ngoài gia đình tháng 01/2022 tăng 0,18% so với tháng trước, trong đó giá ăn ngoài gia đình tăng 0,19%; uống ngoài gia đình tăng 0,11%; đồ ăn nhanh mang đi tăng 0,18% do giá xăng dầu, giá thực phẩm tươi sống, giá sữa, dầu ăn tăng khiến các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng giá bán.

Đối với đồ uống và thuốc lá, chỉ số giá nhóm đồ uống và thuốc lá tháng 01/2022 tăng 0,57% so với trước do nhu cầu tiêu dùng và sử dụng làm quà biếu tặng trong dịp Tết khiến giá rượu bia tăng 0,76%; đồ uống không cồn tăng 0,27%; thuốc hút tăng 0,47%.

Ngoài ra, chỉ số giá nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tháng 01/2022 tăng 0,26% so với tháng trước do nhu cầu mua sắm quần áo chuẩn bị Tết Nguyên đán Nhâm Dần tăng. Trong đó, quần áo may sẵn tăng 0,24% so với tháng trước; may mặc khác tăng 0,19%; mũ nón tăng 0,13%; giày dép tăng 0,24%.

Chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tháng 01/2022 tăng 0,07% so với tháng trước. 

Trong khi đó, chỉ số giá nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tháng 01/2022 tăng 0,18% so với tháng trước. Trong đó, giá máy đánh trứng, máy trộn đa năng tăng 0,88%; lò vi sóng, lò nướng, bếp từ tăng 0,76%; đồ dùng bằng kim loại tăng 0,49%; máy giặt tăng 0,13%; tủ lạnh tăng 0,15%; giường, tủ, bàn, ghế tăng 0,13%; xà phòng và chất tẩy rửa tăng 0,18%; vật phẩm tiêu dùng khác tăng 0,28%.

Chỉ số giá nhóm giao thông tháng 01/2022 tăng 1,18% so với tháng trước, làm CPI chung tăng 0,11 điểm phần trăm, chủ yếu do giá xăng dầu trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới. Cụ thể, giá xăng tăng 2,65%; dầu diezen tăng 2,81% do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh tăng giá vào ngày 25/12/2021; 11/01/2022 và  21/01/2022, trong đó giá xăng A95 tăng 1.070 đồng/lít, giá xăng E5 tăng 1.040 đồng/lít, giá dầu diezen tăng 1.330 đồng/lít. 

Bên cạnh đó, chỉ số giá nhóm phụ tùng tháng Một tăng 0,13% so với tháng trước; dịch vụ khác đối với phương tiện vận tải cá nhân tăng 0,11%; dịch vụ giao thông công cộng tăng 2,51%.

Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tháng Một tăng 0,16% so với tháng trước do nhu cầu mua sắm chuẩn bị Tết Nguyên đán tăng, chủ yếu ở những mặt hàng sau: Giá tivi màu tăng 0,27%; dịch vụ chụp, in tráng ảnh tăng 0,12%; cây, hoa cảnh, vật cảnh tăng từ 0,21% đến 3,68%.

Chỉ số giá nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tháng 01/2022 tăng 0,39% so với tháng trước, tập trung ở giá nhóm đồ trang sức tăng 0,93% theo giá vàng trong nước; dịch vụ cắt tóc gội đầu tăng 1,22%. Vào mùa cưới nên giá các vật dụng, dịch vụ về cưới hỏi tăng 0,29%; nhu cầu đồ thờ cúng vào dịp cuối năm tăng nên giá các mặt hàng này tăng 0,28% so với tháng trước.

Yến Nhi
Theo VnMedia.vn Copy
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải: Cao điểm nhất khoảng 70.000 khách bay/ngày

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải: Cao điểm nhất khoảng 70.000 khách bay/ngày

So với năm 2019, khoảng 110.000 hành khách/ngày, năm 2021 đạt 90.000 hành khách/ngày, năm nay cao điểm nhất cũng chỉ đạt 70.000 hành khách/ngày.
IMF: Kinh tế Trung Quốc đang phục hồi tốt dù vẫn thiếu cân bằng

IMF: Kinh tế Trung Quốc đang phục hồi tốt dù vẫn thiếu cân bằng

IMF nhận định sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc đã chậm lại, thiếu cân bằng và dễ gặp rủi ro do những tác động của đại dịch đến chi tiêu tiêu dùng và sự lao dốc của thị trường bất động sản nước này.
‘Zero-Covid’ tại Trung Quốc thời Omicron gây thách thức lớn hơn cho chuỗi cung ứng

‘Zero-Covid’ tại Trung Quốc thời Omicron gây thách thức lớn hơn cho chuỗi cung ứng

Trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài ở Trung Quốc, giá cước vận tải hàng không đã tăng đột biến và một số hãng vận tải biển đã tạm dừng dịch vụ khiến chuỗi cung ứng quá tải trở lại.
Thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ

Thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ

Bộ Xây dựng mới có công văn 261/BXD-QLN gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.
Giá vàng thế giới giảm phiên thứ 3, trong nước giữ ở mức cao

Giá vàng thế giới giảm phiên thứ 3, trong nước giữ ở mức cao

Chốt phiên rạng sáng nay (29/1), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã tiếp tục giảm gần 6 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng SJC vẫn giữ ở mức cao gần 63 triệu đồng/lượng.
Tấp nập khách mua vàng ngày cuối năm

Tấp nập khách mua vàng ngày cuối năm

Sáng nay (28/1), giao dịch tại các cửa hàng vàng diễn ra sôi động, bởi tâm lý muốn mua vàng tích lũy dịp cuối năm.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp