Châu Âu vẫn đặt mua 57 triệu mét khối khí đốt của Gazprom vào ngày hôm qua, thấp hơn so với đơn hàng ngày 8/4 là 91,3 triệu mét khối.
Châu Âu vẫn đặt mua 57 triệu mét khối khí đốt của Gazprom vào ngày hôm qua, thấp hơn so với đơn hàng ngày 8/4 là 91,3 triệu mét khối.
Tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Gazprom của Nga hiện vẫn tiếp tục vận chuyển hàng triệu tấn khí đốt tới châu Âu qua đường ống trung chuyển Ukraine do các yêu cầu cung cấp năng lượng từ thị trường này vẫn tiếp diễn.
Cụ thể, Gazprom thông báo rằng, châu Âu vẫn đặt mua 57 triệu mét khối khí đốt của doanh nghiệp này vào ngày hôm qua, thấp hơn so với đơn hàng ngày 8/4 là 91,3 triệu mét khối.
Để được sử dụng đường ống trung chuyển trong lãnh thổ Ukraine, Gazprom phải trả tiền cho tập đoàn dầu khí Naftogaz cho đặc quyền này. Theo dữ liệu của Naftogaz, trong năm 2020, Gazprom đã trả cho tập đoàn này 2,11 tỷ USD cho các dịch vụ vận chuyển.
Dữ liệu do tổ chức tư vấn châu Âu Breugel tổng hợp cho thấy, lượng xuất khẩu khí đốt của Nga trong tháng 4 giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), khoảng 40% lượng khí đốt tiêu thụ ở châu Âu đến từ Nga.
Ngoài ra, EU đã công bố một số hạn chế về việc nhập khẩu dầu và khí đốt sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2 cũng như có kế hoạch giảm 2/3 sự phụ thuộc vào nhiên liệu của Nga trong năm nay.
Xem thêm: Đầu tuần, giá vàng tiếp tục tăng cao
Không những thế, dự án đường ống Nord Stream 2 dẫn khí đốt trực tiếp từ Nga sang Đức cũng bị tạm dừng vô thời hạn.
Thông tin thêm, đường ống Nord Stream 2 phần lớn thuộc sở hữu của tập đoàn Gazprom đã tốn 10 tỷ euro (11,5 tỷ USD) để xây dựng và có công suất vận chuyển 55 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) mỗi năm.
EU cũng đặt mục tiêu chấm dứt sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga vào năm 2030 bằng cách tăng cường nhập khẩu từ các nhà cung cấp khác và thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng tái tạo.
Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin không coi mối đe dọa từ lệnh cấm năng lượng của châu Âu đối với năng lượng Nga là nghiêm trọng như các nhà lãnh đạo EU mong muốn.
Tổng thống Nga Putin phát biểu trong một cuộc họp với Chính phủ được phát sóng trên truyền hình địa phương hôm 14/4: “Những đối tác được gọi là “quốc gia không thân thiện” của Nga tự thừa nhận rằng họ sẽ không thể làm gì nếu không có các nguồn năng lượng của Nga, ví dụ như không có khí đốt tự nhiên”.
Trên thực tế, lệnh cấm đối với dầu và khí đốt của Nga đã vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ của các nền kinh tế châu u phụ thuộc vào các nguồn của Nga.
Song song đó, EU đang xem xét mở rộng các biện pháp trừng phạt, bao gồm lệnh cấm đối với than của Nga.
Xem thêm: Làm thế nào để bảo vệ khoản tiết kiệm trong bối cảnh lạm phát tăng cao?