Châu Âu lấy lại quy mô kinh tế trước đại dịch COVID-19

Thứ tư, 02/02/2022 | 09:53 Theo dõi CFĐT trên

Các số liệu kinh tế năm 2021 được công bố trong vài ngày qua cho thấy, nền kinh tế các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, đã tăng trưởng mạnh trở lại và đạt quy mô như cuối năm 2019, thời điểm trước khi diễn ra đại dịch COVID-19.

Tăng trưởng bình quân của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đạt mức 5,2% trong năm 2021. Đây là con số được đưa ra sau khi lần lượt các quốc gia thành viên Eurozone công bố số liệu kinh tế năm 2021.

Dẫn đầu về tăng trưởng của khu vực Eurozone nói riêng và châu Âu nói chung là Pháp, với tỷ lệ tăng trưởng đạt mức 7% trong năm 2021. Đây cũng là mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cao nhất mà nước Pháp đạt được trong suốt 52 năm qua. Trong số các nền kinh tế lớn khác của châu Âu, Italia xếp thứ hai về tốc độ tăng trưởng trong năm 2021 với 6,3%, Tây Ban Nha đạt mức 5%.

Đáng chú ý, nền kinh tế lớn nhất châu Âu là Đức chỉ đạt mức tăng trưởng GDP cả năm 2021 là 2,8%, tức chỉ hơn một nửa so với mức tăng trung bình của khu vực, với nguyên nhân chính là do các tác động của đại dịch COVID-19 đến thói quen tiêu dùng của người dân cũng như sự đứt gãy của chuỗi cung ứng ảnh hưởng tiêu cực đến một nền kinh tế mạnh về xuất khẩu như Đức.        

Kinh tế châu Âu dự kiến tăng trưởng chậm lại trong năm 2022. (Ảnh: Les Echos)
Kinh tế châu Âu dự kiến tăng trưởng chậm lại trong năm 2022. (Ảnh: Les Echos)

Với các mức tăng trưởng ấn tượng này, GDP ước tính của toàn bộ 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) trong năm 2021 đạt mức trên 14.000 tỷ euro, tương đương 16.7000 tỷ USD, là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc.

Tuy nhiên, các số liệu tăng trưởng trên chỉ được xem là tầm quan trọng tương đối, do trong năm 2020, hầu như tất cả các nền kinh tế châu Âu đều sụt giảm lịch sử do đại dịch COVID-19, như Tây Ban Nha tăng trưởng âm 10,8%, Pháp âm 8%, Italy âm 8,9%, Đức âm 4,9%. Do đó, mức tăng trưởng của năm 2021 chỉ được xem như là sự phục hồi quy mô kinh tế như trước đại dịch COVID-19.

Dự báo trong năm 2022, tốc độ tăng trưởng của các nước châu Âu cũng sẽ chậm lại, sau khi đà phục hồi được thiết lập ổn định. Theo dự báo của Ngân hàng trung ương châu Âu, tăng trưởng 2022 của khu vực Eurozone dự kiến vào khoảng 4,3%, trong đó, Tây Ban Nha đặt mục tiêu tăng cao nhất là 7%, Italia dự kiến tăng 5% trong khi Đức và Pháp, hai nền kinh tế đầu tàu của châu Âu, chỉ đặt mục tiêu tăng GDP 2022 từ 3,6 đến 4%.

Các nguy cơ chính đối với tăng trưởng châu Âu trong năm 2022 vẫn sẽ là đại dịch COVID-19, với việc biến thể Omicron vẫn chưa được kiểm soát, cũng như các rủi ro liên quan đến chuỗi cung ứng toàn cầu.

https://vov.vn/kinh-te/chau-au-lay-lai-quy-mo-kinh-te-truoc-dai-dich-covid-19-post922030.vov

Theo VOV
Theo VnMedia.vn Copy
Giá gas tăng mạnh từ mùng 1 Tết

Giá gas tăng mạnh từ mùng 1 Tết

Theo chiều đi lên của thế giới, giá gas trong nước tăng phổ biến là 16.000 đồng/bình 12 kg, lên mức 460 nghìn đồng/bình 12kg.
Bức tranh kinh tế Việt Nam qua những con số trong tháng đầu tiên năm 2022

Bức tranh kinh tế Việt Nam qua những con số trong tháng đầu tiên năm 2022

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam tháng 01/2022 đạt mức khá (1,61 tỷ USD), tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,19% trong tháng đầu tiên năm 2022

Chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,19% trong tháng đầu tiên năm 2022

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2022 tăng 0,19% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm 2021, CPI tháng Một tăng 1,94%; lạm phát cơ bản tháng 01/2022 tăng 0,66%.
Chính sách kinh doanh bất động sản phải đảm bảo nguyên tắc thị trường

Chính sách kinh doanh bất động sản phải đảm bảo nguyên tắc thị trường

Tại Nghị quyết của Chính phủ về xây dựng pháp luật tháng 01/2022, Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì xây dựng Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), trong đó việc hoàn thiện các chính sách về kinh doanh BĐS phải bảo đảm nguyên tắc thị trường…
Chứng khoán phiên cuối năm, Vn-Index bật tăng mạnh

Chứng khoán phiên cuối năm, Vn-Index bật tăng mạnh

Chốt phiên làm việc hôm nay (28/1), thị trường chứng khoán đồng loạt tăng điểm nhờ sự hỗ trợ tích cực của nhóm bluechips và ngân hàng. Trong đó, chỉ số Vn-Index cộng thêm hơn 8 điểm, còn HNX-Index cũng tăng hơn 5 điểm.
Đội bán khống đã kiếm được bao nhiêu tiền trong năm nay?

Đội bán khống đã kiếm được bao nhiêu tiền trong năm nay?

Đội bán khống đã gặt hái lợi nhuận khổng lồ trong năm nay khi đà lao dốc khốc liệt của thị trường chứng khoán Mỹ vùi dập các cổ phiếu mà họ vay để bán.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp